Trả lời: Có nhiều yếu tố cộng lại khiến các bà thường bị chứng táo bón khi mang thai. Chắc chắn vì quá thận trọng về sức khỏe cho đứa con yêu quý của mình, các bà thường ít vận động hơn, ăn ít chất xơ (rau xanh, quả tươi...), uống ít nước hơn (chỉ uống khi thấy khát). Những thay đổi như thế dễ dẫn đến chứng táo bón. Người bị táo bón khi đại tiện phải rặn nhiều để tăng áp lực bên trong lòng ống hậu môn nhằm tống khối phân ra ngoài. Lâu ngày, hệ thống tĩnh mạch của đám rối tĩnh mạch trĩ nội và trĩ ngoại giãn ra và phình lên tạo thành các búi trĩ. Cho đến khi các búi trĩ gây đau hoặc chảy máu hoặc sa ra ngoài hậu môn, bệnh nhân mới biết rằng mình bị bệnh trĩ.
Đúng như nhận xét của bà, khi mang thai bệnh trĩ trở nên trầm trọng, bởi vì khối lượng của tử cung có bào thai đè lên hệ tĩnh mạch của khung chậu, trong đó có hệ tĩnh mạch của đám rối trĩ nội và trĩ ngoại, khiến máu tĩnh mạch bị dồn lại, tĩnh mạch bị dãn ra và phình lên, mỗi ngày thêm nặng nề hơn. Vì thế, nếu có ý định sinh bé thứ hai, chúng tôi khuyên bà nên tích cực chữa lành bệnh trĩ trước đã. Chúc bà được toại nguyện.
BS.Trang Vĩnh Thuận
(Bệnh viện Triều An, 425 Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân, TP.HCM. ĐT: 08 3750 9999 - E-mail: info@trieuan.com)
Bình luận (0)