Bệnh viêm gan ở Kon Tum 'bớt nóng'

24/07/2013 19:50 GMT+7

(TNO) Sau khi triển khai nhiều biện pháp khống chế, số người mắc bệnh viêm gan siêu vi A ở hai xã Đăk Năng và Ia Chim, TP.Kon Tum (Kon Tum) đã có chiều hướng giảm.

(TNO) Sau khi triển khai nhiều biện pháp khống chế, số người mắc bệnh viêm gan siêu vi A ở hai xã Đăk Năng và Ia Chim, TP.Kon Tum (Kon Tum) đã có chiều hướng giảm.

Sáng 24.7, Phó giám đốc Sở Y tế Kon Tum Đào Duy Khánh cho biết, Bộ Y tế đã khẳng định bệnh lạ lây nhiễm làm vàng da, vàng mắt, khó tiêu ở hai xã Ia Chim và Đăk Năng chính là "ổ bệnh" viêm gan siêu vi A. Theo đó, từ trên 100 trường hợp nghi mắc bệnh, nay đã xác định được chính xác 58 ca bị căn bệnh trên.

Bệnh nhân bị viêm gan A điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum vẫn còn lo lắng
Bệnh nhân bị viêm gan A điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum vẫn còn lo lắng - Ảnh: Phạm Anh

Theo điều tra của ngành y tế Kon Tum, vùng ổ bệnh viêm gan A bùng phát có vệ sinh kém: xã Đăk Năng có 391 hố xí tự đào và xã Ia Chim có 1.140 hố xí tự đào, trong đó có đến 50% hố xí tại hai xã này không hợp vệ sinh.

Cũng theo ông Khánh, bệnh viêm gan siêu vi A lây rất nhanh từ khâu này. “Tuy nhiên, số bệnh nhân giảm nhập viện vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Thời điểm cao nhất là 52 ca, nay chỉ còn 25 ca”, ông Khánh nói.

Về lại xã Ia Chim, chúng tôi thấy người dân vẫn còn lo lắng. Chị Bùi Thị Đào, ở thôn Tân An, xã Ia Chim cho biết có chồng và con gái bị mắc bệnh 20 ngày qua, nhưng chưa thấy ngành chức năng đến nhà để phun thuốc khử trùng vi khuẩn gây bệnh. 

Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND xã Ia Chim Phan Thành Trung khẳng định, các biện pháp khống chế bệnh viêm gan A đã được triển khai cách đây 10 ngày. Đó là đã vệ sinh nhà cửa, công trình vệ sinh, nước giếng và rắc vôi bột, tiêu trùng khử độc…

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum Phan Văn Hải cho hay, bệnh viêm gan siêu vi A không có thuốc chữa trị đặc hiệu. “Cách phòng ngừa tốt nhất đối với viêm gan A là tiêm vắc xin, với giá hiện nay là 180.000 đồng/liều và mũi thứ nhất cách mũi thứ hai từ 6 đến 12 tháng”, ông Hải nói.

Theo ông Hải, tăng cường làm vệ sinh môi trường cũng là cách phòng ngừa bệnh viêm gan A. Đến nay đã có 150 trường hợp đến tiêm vắc xin viêm gan A tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum.

Phạm Anh

>> Xã viêm gan
>> Bệnh viêm gan diễn biến phức tạp
>> 87 người mắc “bệnh lạ” ở Kon Tum
>> Góp tiền giúp người phụ nữ bị bệnh lạ
>> Bệnh lạ tiếp tục tái xuất
>> Bệnh lạ tái phát: Thủ phạm vẫn là gạo cũ bị mốc?
>> Thu đổi gạo cho dân vùng bệnh lạ
>> Khẩn trương xử lý môi trường ở vùng có bệnh lạ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.