Béo phì cũng bị thuốc phân biệt đối xử!

18/02/2013 12:26 GMT+7

Phần nhiều các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh cho người lớn thường được “thiết kế” liều dùng với cùng một “size”. Những nghiên cứu gần đây cho thấy đa số bác sĩ thường không quan tâm đến những bệnh nhân béo phì khi kê thuốc kháng sinh cho nhóm bệnh nhân này. Vì vậy, có rất nhiều bệnh nhân béo phì không nhận đúng liều lượng kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Điều này dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Phần nhiều các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh cho người lớn thường được “thiết kế” liều dùng với cùng một “size”. Những nghiên cứu gần đây cho thấy đa số bác sĩ thường không quan tâm đến những bệnh nhân béo phì khi kê thuốc kháng sinh cho nhóm bệnh nhân này. Vì vậy, có rất nhiều bệnh nhân béo phì không nhận đúng liều lượng kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Điều này dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

May mắn thay, các hãng bào chế dược phẩm bắt đầu “ngộ” ra vấn đề và đang tiến hành  thử nghiệm những liều lượng thuốc thích hợp hơn. Nhưng cũng thật không may, đối với những loại thuốc “đời cũ”, cũng vốn là những loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất, chúng lại không có bất kỳ thông tin nào cho việc hiệu chỉnh liều dùng.

Việc kê thuốc kháng sinh đúng liều cho người béo phì không hề đơn giản bởi không phải chỉ việc tăng liều một cách máy móc dựa vào trọng lượng cơ thể. Thuốc được phân bố trong cơ thể còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tuổi tác, thể trọng, chức năng thận, các bệnh mãn tính khác...

Khối lượng và thể tích mỡ trong cơ thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng  để cơ thể phản ứng với thuốc. Mỡ giúp cơ thể hấp thu rất tốt một số loại thuốc  này nhưng lại “kín cổng  cao tường” đối với một số loại thuốc khác. Chỉ cần thay đổi nhẹ dù là tăng  liều hoặc giảm liều thuốc cũng có thể gây ra những tác động lớn. Thay vì đáng lý ra thuốc có hiệu quả thì chúng lại trở thành chất độc nếu chỉ tăng  một ít liều hoặc mất  hoàn toàn  tác  dụng khi giảm một ít liều.

Từ lâu, việc kê thuốc cho trẻ em thường được căn cứ theo trọng  lượng của trẻ. Thầy thuốc không thể kê toa cho một trẻ em 2 tuổi giống như toa của một trẻ em 6 tuổi. Tiếc thay, ở người lớn lại thường bị bỏ sót về trọng lượng cơ thể.

Vì vậy, các nhà cung cấp thuốc đã đưa ra khuyến cáo nếu bệnh nhân là người béo phì thì khi  gặp bác sĩ nên “nhắc nhở” bác sĩ về điều này. Khi kê toa, dược sĩ tại nhà thuốc sẽ có nhiệm vụ tính toán liều lượng thích hợp với trọng lượng của bệnh nhân. Vai trò của dược sĩ tại nhà thuốc hết sức quan trọng vì họ phải chịu trách nhiệm cho dù bác sĩ có kê sai liều dùng. Đó cũng là lý do vì sao các nước văn minh không bao giờ họ để bác sĩ kiêm việc bán thuốc và nhà thuốc bắt buộc phải luôn  có mặt dược sĩ.

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường / Người Lao Động

>> Béo phì và chứng phình động mạch chủ ở bụng
>> Người béo phì dễ chết trong tai nạn giao thông
>> Trẻ béo phì và nguy cơ ung thư
>> Béo phì có nguy cơ cao bị bệnh thận
>> Chữa béo phì bằng hormone

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.