TNO

Bí ẩn của hệ mặt trời nằm ở Nam Cực

19/02/2016 14:57 GMT+7

(Tin Nóng) Những manh mối về cách thức hệ mặt trời tượng hình có thể đang được cất giấu bên trong lớp thiên thạch nằm ngay bên dưới bề mặt của Nam Cực.

(Tin Nóng) Những manh mối về cách thức hệ mặt trời tượng hình có thể đang được cất giấu bên trong lớp thiên thạch nằm ngay bên dưới bề mặt của Nam Cực.

Bí ẩn của hệ mặt trời nằm ở Nam Cực - ảnh 1
Nhóm chuyên gia Anh cho rằng Nam Cực đang cất giấu bí ẩn của hệ mặt trời - Ảnh: ĐH Manchester

Báo cáo mới đây của các chuyên gia Đại học Manchester (Anh) đã đưa ra giả thyết rằng “một kho tàng thông tin quý giá” trong thiên thạch đang nằm bên dưới bề mặt băng giá của Nam Cực, cách bề mặt từ 10 đến 50 cm.

Nếu tìm được, những tảng đá này có thể hỗ trợ giới khoa học gia trong nỗ lực tìm hiểu sự hình thành của hệ mặt trời, do chúng từng là những phần cấu thành nên các hành tinh lớn đã bị phá hủy trong giai đoạn hỗn mang.

Thiên thạch rơi khắp bề mặt Trái đất, nhưng chúng có thể dễ dàng được phát hiện ở Nam Cực, một phần do bề mặt trắng xóa tạo nên sự tương phản rõ ràng với các thiên thạch màu đen. Hơn 2/3 số thiên thạch được thu thập toàn được tìm thấy tại vùng đất băng giá nhất địa cầu, theo trang tin Science Alert ngày 18.2.

Tiến sĩ Geoff Evatt cho rằng thách thức hiện nay là làm sao thành lập một đội ngũ chuyên gia đến Nam Cực để khai thác kho thiên thạch này và lấy mẫu về phòng thí nghiệm.

Bí ẩn của hệ mặt trời nằm ở Nam Cực - ảnh 2
Mỗi năm có hàng ngàn thiên thạch chọc thủng tầng khí quyển bao quanh Trái đất - Ảnh: NASA/Reuters

Phi Yến

>> Chứng cứ thuyết phục về hành tinh thứ 9
>> Dựng phiên bản hệ mặt trời trên sa mạc
>> Sao Diêm Vương có khí quyển và băng trôi
>> Ảnh hiếm chụp 3 trăng lưỡi liềm của Sao Thổ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.