Làm sao bạn có thể chuẩn bị để đáp phi thuyền lên bề mặt "chị Hằng", nơi chưa bao giờ chào đón nhân loại?
|
Một trong các câu trả lời nằm ở hệ thống Mô phỏng Bay quanh và Tiếp cận mặt trăng của NASA (LOLA), lúc đó ngốn đến 2 triệu USD của cơ quan này, theo Space.com.
Hệ thống mô phỏng kỹ thuật cao được thiết kể tương ứng cho tầm nhìn của một phi hành gia Apollo, khi người này nhìn xuống bề mặt mặt trăng ngay trước khi thiết lập quỹ đạo bay quanh vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Được thiết kế tại Trung tâm Nghiên cứu Langley ở Hampton, bang Virginia, LOLA là một trong nhiều dự án nhằm chứng tỏ sự thành công của chương trình Apollo đầy tham vọng đã được Tổng thống JFKennedy tuyên bố vào năm 1961.
Do trọng lực trên mặt trăng chỉ bằng 1/6 ở trái đất, việc lái phi thuyền đáp lên bề mặt "chị Hằng" đều không giống như bất cứ sứ mệnh hạ cánh nào trong môi trường khí quyển của địa cầu.
Một vấn đề khác mà các nhà khoa học NASA cần phải xử lý là làm sao giúp các nhà du hành đối phó tình trạng ánh sáng chói lóa trong môi trường thiếu khí quyển, và LOLA cũng được điều chỉnh để giải quyết vấn đề này.
Trên lý thuyết, LOLA là một cỗ máy tuyệt vời, nhưng không may là sau sứ mệnh Apollo 11 vào tháng 7.1969, NASA nhận ra rằng chẳng có vấn đề khi tiếp cận hoặc đáp một phi thuyền lên mặt trăng, và chương trình LOLA đã chấm dứt sau đó.
Hạo Nhiên
>> Viễn cảnh tàu vũ trụ đáp như trực thăng
>> Tàu vũ trụ Dragon bay chuyến thương mại đầu tiên
>> Tàu vũ trụ bí mật của Mỹ sắp bay chuyến thứ ba
Bình luận (0)