Các nhà nghiên cứu của Đại học Washington (Mỹ) cho biết, kết quả phân tích đá mặt trăng thu thập được từ những sứ mệnh Apollo đã cung cấp chứng cứ giúp rút ra kết luận trên.
|
Theo đó, một lượng nhỏ nhưng đa dạng về khối lượng nguyên tố kẽm trong đá mặt trăng cho thấy nó đã được tích tụ từ đám mây đá bị tung ra ngoài không gian trong vụ va chạm nẩy lửa trên.
Các nhà hóa địa phát hiện đá mặt trăng dù có thành phần hóa học tương tự như đá trên Trái đất, nhưng chúng đặc biệt thiếu các nguyên tố dễ bay hơi.
Một vụ va chạm khủng khiếp giữa Trái đất và thiên thể bí ẩn có thể giải thích tình trạng thiếu hụt trên, trong khi các giả thuyết khác về nguồn gốc của "chị Hằng" không đưa ra lời lý giải hợp lý.
Đá mặt trăng thiếu nguyên tố dễ bay hơi do hầu hết chúng đã bốc hơi trong vụ đụng độ, theo Space.com.
Giả thuyết vụ va chạm lớn, được đưa ra vào năm 1975, cho rằng mặt trăng được hình thành khi thiên thể gọi là Theia lao vào Trái đất lúc còn sơ khai.
Vụ va chạm tạo ra quá nhiều năng lượng khiến Theia tan chảy và bốc hơi, cũng như lớp manti (tức lớp giữa lõi và vỏ) của địa cầu, và mặt trăng tượng hình từ đám mây đá đã bốc hơi đó.
Hạo Nhiên
>> Phát hiện nước trên Mặt trăng
>> Nga sẽ đổ bộ lên Mặt trăng vào năm 2015
>> Nga muốn đặt cơ sở trên mặt trăng
>> Đá mặt trăng lớn nhất từng được đấu giá
>> Con người và mặt trăng
>> Người đầu tiên lên mặt trăng qua đời
>> Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng Neil Armstrong qua đời
>> Cờ Apollo vẫn đứng vững trên mặt trăng
>> Trung Quốc sẽ phóng phi thuyền lên mặt trăng vào năm tới
>> Người cuối cùng lên Mặt trăng
>> Phát hiện mới về băng trên Mặt trăng
Bình luận (0)