Chiếc hố được đề cập chính là Shackleton, được đặt tên theo nhà thám hiểm Nam Cực Ernest Shackleton, rộng 19 km và sâu 3 km, tương đương với độ sâu của các đại dương trên Trái đất.
|
Phần bên trong của các hố tại vùng cực trên Mặt trăng hầu như bị chìm trong bóng tối vĩnh viễn, biến chúng thành những chiếc bẫy lạnh cóng.
Do vậy, lâu nay các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng có thể chúng đang “ngậm băng".
Tuy nhiên, những nỗ lực quan sát trước đó của con người về những hố dạng này đều đưa ra nhiều kết quả đối lập. Chẳng hạn như tàu du hành Kaguya của Nhật không tìm thấy băng bên trong hố Shackleton, nhưng phi thuyền LCROSS của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) trong khi phân tích hố Cabeus cũng ở cực nam đã tìm thấy băng bên trong.
Giờ đây, nhờ vào vệ tinh nghiên cứu Mặt trăng là Lunar Reconnaissance Orbiter, các chuyên gia lần đầu tiên phát hiện được một khối lượng băng đáng kể trong lòng hố Shackleton.
“Băng nước với khối lượng đến 22% bên trong hố Shackleton là điều có thể xảy ra”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm Maria Zuber của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
Hạo Nhiên
>> Tiểu hành tinh lớn bất thường đến gần trái đất
>> Siêu bão vũ trụ từng ập xuống trái đất
>> Phát hiện 4.700 “sát thủ” trái đất
>> Khủng long “xì hơi” làm trái đất nóng lên
Bình luận (0)