Làng hai tên gọi
tin liên quan
Ngôi làng của những người 100 tuổi nhờ... ăn sạchÔng Chín Nôm nhìn xa xăm nói: “Ngày xưa, dân làng lên tận núi Khải Lương để đốt than về đổi gạo, xuống vịnh Vân Phong mò cua bắt ốc. Giờ thì núi đã hết cây, cua ốc trong vịnh cũng cạn kiệt rồi nên chuyển sang làm thuê cho các chủ lồng bè nuôi tôm hùm, cá bớp. Tui thì chèo ghe chở khách du lịch trên vịnh kiếm chút tiền để đong gạo qua ngày”.
|
Tổ tiên họ là ai ?
Cả nhà nghiên cứu Trần Viết Kỉnh lẫn Giáo sư Trần Quốc Vượng đều khẳng định Đàng Hạ là một tộc người thiểu số. Có thể tổ tiên họ là chủ nhân của Vương quốc Phù Nam xa xưa, đến thế kỷ 6 thì bị người Champa thôn tính.
tin liên quan
Ngôi làng nấm kỳ lạ ở PugliaKhoảng 30 năm trước, cả làng Sơn Đừng chỉ có trên chục gia đình. Họ dựng những ngôi nhà tạm bợ trên cát, mái lợp tranh hoặc lá dừa, vách được thưng bằng cây rừng. Hỏi sao mấy trăm năm trú ngụ tại đây mà chỉ có từng ấy gia đình? Lão bà Trần Thị Mía (85 tuổi) lý giải: “Nhiều thanh niên khi lớn lên rời làng đi các nơi để tìm cơ hội thay đổi cuộc sống bức bí hiện tại. Như tui đây, một lần lên trên Vạn Giã chơi, gặp ông ấy rồi lấy làm chồng, sinh 8 đứa con. Khi ông mất (4 năm trước), tôi lại về làng cũ. Chỉ có những người già mới trở về nơi mình sinh ra”. Cũng giống như ông Chín Nôm, cụ Mía đã về lại Sơn Đừng sau một cuộc di thực hơn 60 năm.
|
Ánh sáng cho làng nghèo
Cách đây chừng 15 năm, muốn đặt chân đến ngôi làng này chỉ có hai cách, một là lội bộ chừng 5 km trên những truông cát bỏng chân, hai là đi bằng thuyền. Đò giang cách trở nên ở đây không có trường học, không chợ búa và rất nhiều cái “không” khác, trong đó có một cái “không” rất kỳ lạ là không giếng nước dù quanh họ không có sông và suối.
tin liên quan
Cổ tích Làng bích họa RainbowChủ tịch UBND xã Vạn Thạnh Nguyễn Thanh Nam cho biết: “Do địa hình toàn cát và khá hiểm trở nên rất khó để phát triển kinh tế cho Sơn Đừng. Tuy nhiên, mấy năm qua, nhờ du lịch phát triển, nhiều resort mọc lên vùng này, các chủ lồng bè đầu tư lớn tại đây nên dân Sơn Đừng đã có đường nhựa, điện đã kéo về từng nhà nên đã có nước giếng đóng cho hợp vệ sinh. Con em Sơn Đừng cũng đã được đi học chứ không mù chữ như bố mẹ, ông bà chúng nữa. Một vài thanh niên trong làng cũng đã học tập được cách nuôi cá lồng bè, hy vọng họ sẽ là những đốm lửa thắp sáng xóm nghèo này”.
Bình luận (0)