Viện KSND H. Vĩnh Cửu (Đồng Nai) vừa tổ chức công khai xin lỗi, cải chính đối với ông Bùi Xuân Quang (44 tuổi, ngụ xã Hố Nai 3, H. Trảng Bom, Đồng Nai), người bị truy tố oan sai về hành vi trộm cắp tài sản. Vì sao ông Quang phải vướng vào lao lý?
[VIDEO] Xin lỗi người đàn ông bị mang tiếng trộm cắp hơn 900 cây tràm
|
Tạm giam oan hơn 120 ngày
Theo hồ sơ vụ án: vào năm 1993, ông B.B.T (cha của ông Quang, đã mất 2009) viết giấy tờ tay chuyển nhượng cho vợ chồng ông N.X.Q và bà V.T.T.T (ngụ TP.HCM) 1 ha đất với giá 1 lượng vàng. Khi chuyển nhượng các bên không tiến hành đo đạc. Năm 2012, UBND H. Vĩnh Cửu cấp chủ quyền cho vợ chồng ông Q. và bà T. với diện tích 7.033 m2. Trong thời gian này, vợ chồng ông Q. hợp đồng với ông H.T.Q (ngụ H. Vĩnh Cửu) trồng tràm. Vào ngày 13.8.2015, ông Quang đi ngang qua đất, thấy cây tràm đã lớn nên kêu người đến bán với giá 45 triệu đồng. Ngày 26.8.2015, ông H.T.Q vào thăm rẫy thì phát hiện mất 922 cây tràm nên báo công an.
Ngày 9.11.2015, Cơ quan CSĐT Công an H. Vĩnh Cửu khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Quang để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Viện KSND cùng cấp sau đó đã phê chuẩn các quyết định trên.
Ngày 28.3.2016, TAND H. Vĩnh Cửu đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, yêu cầu làm rõ để xem xét chủ sở hữu diện tích 7.033m2. Trong quá trình điều tra bổ sung, do chưa đủ cơ sở xác định chủ sở hữu đối với số cây tràm bị thiệt hại nên ngày 24.4.2017, Cơ quan CSĐT Công an H. Vĩnh Cửu kết luận hành vi của ông Bùi Xuân Quang không phạm tội trộm cắp tài sản; đồng thời ra quyết định đình chỉ điều tra bị can. Như vậy, ông Quang bị tạm giam oan sai 4 tháng 9 ngày (ngày 17.3.2016 ông Quang được tại ngoại).
Vườn tràm của ai?
Trong quá trình điều tra, ông Quang khai diện tích đất 7.033 m2 thuộc chủ quyền của gia đình. Năm 2011, ông cùng với anh chị em góp tiền thuê người trồng tràm tại thửa đất trên, khi thấy tràm lớn thì kêu người bán. Cả 6 anh chị em của Quang cũng đều có lời khai trùng khớp với nhau về quá trình bỏ vốn cùng đầu tư trồng, cùng hưởng lợi từ việc bán tràm. Quang còn cung cấp nhiều nhân chứng đến cày đất thuê để trồng tràm, người trồng tràm, những người làm rẫy kế bên…
|
Cụ thể, năm 2007, ông B.B.T có chuyển nhượng 20.000 m2 cho vợ chồng ông Q. và bà T, (việc chuyển nhượng được ông T. thông báo cho mọi người trong gia đình biết và ký tên). Riêng thửa đất 7.033 m2, thời điểm này đang xảy ra tranh chấp giữa ông T. với một người khác nên không thể mua bán. Việc tranh chấp được chính quyền địa phương hòa giải nhiều lần nhưng không thành nên chuyển hồ sơ lên Phòng TN-MT và UBND H. Vĩnh Cửu giải quyết. Đến năm 2009, ông T. và người tranh chấp chết nên việc tranh chấp dừng lại. Từ năm 2009 cho đến nay, anh chị Quang vẫn sử dụng khu đất này để trồng cây và cũng không có ai tranh chấp. Chỉ đến khi thu hoạch cây tràm và vướng vào vụ án, thì anh em Quang mới biết đất này hiện ông Q. và bà T. đã được cấp chủ quyền.
Ngoài ra, về mặt khoa học hình sự cho thấy hành vi chặt cây tràm đem bán, cứ giả định là không phải của Quang đi nữa thì việc truy tố về tội danh trộm cắp tài sản rõ ràng chưa ổn. Bởi việc bán và chặt tràm hoàn toàn diễn ra giữa “thanh thiên bạch nhật”, với một khoảng thời gian khá dài; sau đó trồng lại tràm con một cách công khai không hề có hành vi lén lút…
Từ những phân tích này, luật sư Nhuận khẳng định, không đủ căn cứ để kết luận bị cáo Quang phạm tội trộm cắp tài sản. Lời bào chữa này đã được cấp sơ thẩm chấp nhận và tuyên trả hồ sơ để làm rõ về quyền sở hữu của vườn tràm.
Bình luận (0)