Dưới đây là một vài cách cần thiết học sinh nên biết trước và trong khi làm bài kiểm tra dạng trắc nghiệm, theo Social Spychology.
Đừng vội trả lời ngay mọi câu hỏi
Khi cầm trong tay đề thi, bạn đừng vội lao ngay vào trả lời các câu hỏi. Thay vào đó, hãy nhìn tổng quan qua toàn bộ đề thi để xác định xem: đề thi được chia ra làm mấy phần, có bao nhiêu câu hỏi, có câu hỏi nào khác thường hơn các câu khác không? Một khi đã hình dung được câu trúc đề thi, bạn nên ước chừng thời gian cần thiết dành cho mỗi câu hỏi để có tốc độ làm bài phù hợp. Bằng cách này, bạn sẽ bình tĩnh hơn khi biết mình đang làm gì, làm tới đâu, không hiểu sai đề, không quá áp lực về mặt thời gian.
Nên có khoảng ngừng ngắn trong khi làm bài
Đối với khối lượng lớn câu hỏi trong dạng bài thi trắc nghiệm, thời gian được xem là yếu tố quan trọng, không được lãng phí. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu tâm lý, việc dành ra một khoảng thời gian nghỉ, dù chỉ vài giây cũng có thể rất hữu ích. Bạn sẽ không có thêm điểm khi là người làm bài nhanh nhất. Vì vậy, dừng lại, nhắm mắt, hít thở sâu là cần thiết để giúp cho mắt linh hoạt hơn, tránh tình trạng nhìn nhầm câu này sang câu khác, đầu óc cũng có khoảng nghỉ ngắn để làm việc hiệu quả.
tin liên quan
Trao đổi trực tuyến: Chuẩn bị gì cho thi trắc nghiệm?Vào lúc 10 giờ ngày 29.9, chương trình trao đổi trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức với chủ đề: 'Cần chuẩn bị gì cho thi trắc nghiệm?' sẽ diễn ra tại địa chỉ: thanhnien.vn và Fanpage Facebook/Thanh Niên.
Trả lời theo thứ tự
Viêc tìm ra câu hỏi bạn biết làm để trả lời có thể là hành động lãng phí thời gian và làm cho bạn nhanh chóng mất kiểm soát. Trả lời câu hỏi theo thứ tự sẽ là cách tiếp cận tốt hơn khi làm bài thi dạng trắc nghiệm. Bằng cách này, bạn sẽ từ từ đi qua một lượt hết tất cả các câu hỏi, tránh tình trạng bỏ sót. Câu nào bạn biết làm hãy làm dứt khoát để chuyển sang câu khác. Câu nào chưa chắc, bạn có thể đánh dấu để làm sau, sau khi đã đi hết một vòng đầu tiên.
Đừng sợ thay đổi đáp án đầu tiên
Mặc dù câu trả lời đầu tiên thường chính xác. Nhưng trong trường hợp, bạn cảm thấy có vẻ sai, hoặc phân vân thì đừng ngại quay lại và thay đổi đáp án nếu cần. Vì khi bạn đã không chắc chắn thì câu trả lời ban đầu thực sự có vấn đề gì đó. Hàng chục nghiên cứu về tâm lý thi cử trong vòng 70 năm qua đã tìm thấy rằng, học sinh thay đổi câu trả lời khi cảm thấy đáp án đầu tiên không chắc chắn thường cải thiện điểm số của họ.
tin liên quan
TP.HCM cấp tốc dạy và ôn theo kiểu thi trắc nghiệmTrước những thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, nhiều trường phổ thông ở TP.HCM đã bắt tay ngay vào việc đổi mới cách dạy, hướng học sinh tới các phương pháp làm bài thi trắc nghiệm.
Nhìn vào các câu trả lời xung quanh
Nghiên cứu được đăng trên Business Insider cho rằng, đa số các dạng bài thi trắc nghiệm thường có một vài thuật toán, thủ thuật trong tỷ lệ xảy ra các đáp án đúng. Và các lựa chọn đúng hầu như không lặp đi lặp lại liên tục trong một dãy gần nhau trong bài kiểm tra.
Vì vậy, trong trường hợp bạn mắc kẹt, phân vân, chưa biết nên lựa chọn đáp án nào, hãy nhìn xung quanh các câu trả lời gần đó để phỏng đoán. Ví dụ, nếu câu trả lời cho câu hỏi số 1 là D, câu hỏi số 3 là A, thì bạn có thể tạm loại trừ đáp án D, A cho câu hỏi số 2, để tập trung suy luận cho hai đáp án còn lại.
Tuy nhiên, học sinh cũng nên nhớ rằng, cho dù bạn nắm rõ nhiều thủ thuật làm bài trắc nghiệm như thế nào, thì kiến thức vẫn là yếu tố nền tảng để suy luận. Bên cạnh đó, để đạt kết quả tốt nhất, học sinh cũng cần tập làm quen với mô phỏng bài thi trắc nghiệm, dành thời gian cố định để học hằng ngày, thay vì học dồn vào cuối kỳ, và đừng tạo áp lực quá mức lên bản thân.
Bình luận (0)