Một khi đã trở thành thói quen thì sự trì hoãn không những có tác động bất lợi đối với chất lượng học mà còn ảnh hưởng tới nhiều mặt trong cuộc sống.
Tuy không thể giải quyết hoàn toàn chứng trì hoãn, nhưng việc nhận biết nó và làm theo một vài phương pháp sau sẽ phần nào đem lại hiệu quả học tập, làm việc tốt hơn.
Đối mặt với điều làm bạn sợ hãi
Sợ hãi là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thói quen trì hoãn. Điều này có thể liên quan đến một nỗi sợ thất bại, sợ làm sai, sợ không biết làm. Nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne cho rằng, bằng cách tự thuyết phục bản thân đối mặt với nỗi sợ, bạn mới có thể bắt đầu hành động để khắc phục thói quen này.
tin liên quan
9 kỹ năng không dễ nhưng rất đáng họcNhững điều tốt nhất trong cuộc sống thường phải mất thời gian, mồ hôi và sự kiên trì mới có được, đặc biệt là các kỹ năng sống.
Lập danh sách
Sau bước đấu tranh tâm lý ban đầu, hãy bắt tay vào việc tạo một danh sách các việc cần phải được hoàn thành trong từng khoảng thời gian cụ thể. Nếu cần thiết, hãy viết vào nơi nào bạn dễ nhìn thấy nhất để thúc đẩy bản thân. Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu, bạn đừng quá tham, thay vào đó hãy đặt ra một vài mục tiêu quan trọng để không thấy nản.
Chia nhỏ mục tiêu
Làm từng bước luôn dễ dàng và tạo cảm hứng hơn so với việc hoàn thành một việc lớn. Đây cũng được xem như một cách đánh lừa tâm lý, tránh sự chán nản, nôn nóng cho bạn. Do đó, hãy chia nhỏ công việc hết mức có thể và tạm quên đi bức tranh tổng thể, chỉ tập trung toàn bộ sự chú ý và hoàn thành những bước nhỏ nhất, trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
tin liên quan
5 kỹ năng không bao giờ lỗi thờiRời ghế giảng đường, nhiều sinh viên bắt đầu đi tìm việc và làm quen với môi trường mới. Đây là khoảng thời gian đòi hỏi sinh viên phải có nhiều kỹ năng để thích ứng.
Loại bỏ phiền nhiễu
Có một điều chắc chắn là bạn sẽ chẳng làm được việc gì ra trò khi vừa làm vừa liên tục cập nhật mạng xã hội. Hãy tập tắt tất cả các yếu tố gây phiền nhiễu trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, tùy theo việc đang làm, để tập trung sự chú ý vào nhiệm vụ chính.
Bình luận (0)