Bí quyết hạ sốt xuất huyết không thể bỏ qua

17/11/2022 10:00 GMT+7

Theo y học cổ truyền, điều trị sốt xuất huyết ở giai đoạn sớm của bệnh sẽ mang đến hiệu quả cao, giúp bệnh nhân giảm chuyển biến nặng và phục hồi nhanh hơn.

4 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết được phân loại thế nào?

Giai đoạn 1: Bệnh nhân có biểu hiện sốt đột ngột, kéo dài 2 - 7 ngày, nhức đầu, đau người, làm dấu hiệu dây thắt dương tính.

Giai đoạn 2: Người bệnh sốt cao, bắt đầu xuất huyết dưới da, niêm mạc, thường là ngày thứ 2 - 3 của bệnh.

Giai đoạn 3: Ngoài sốt xuất huyết còn kèm theo suy tuần hoàn, hạ huyết áp, kẹt mạch nhanh, da lạnh, ẩm, vật vã hoặc li bì. Các dấu hiệu thường diễn ra từ ngày thứ 3 - 6 của bệnh.

Giai đoạn 4: Bệnh nhân sốc sâu, mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp không đo được.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được nhận biết và điều trị ở giai đoạn sớm

Cho đến thời điểm hiện tại, y học hiện đại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sốt xuất huyết, chủ yếu vẫn dừng ở mức điều trị triệu chứng. Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, điều quan trọng nhất là cần phát hiện dấu hiệu tiền sốc (giai đoạn 3), để có thể xử trí kịp thời bằng hồi sức nội khoa y học hiện đại nhằm giảm tỷ lệ tử vong. Do đó, khi chưa có dấu hiệu tiền sốc (tương ứng với giai đoạn 1 và 2), điều trị đơn thuần bằng y học cổ truyền có hiệu quả tốt hơn.

Sốt xuất huyết được xếp vào nhóm Ôn bệnh với nguyên nhân chủ yếu do nhiệt tà tác động vào phần ngoài cơ thể (phần vệ, khí) gây sốt cao; sau đó xâm nhập vào phần sâu hơn của cơ thể (phần dinh, huyết) gây xuất hiện ban chẩn và xuất huyết.

Nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền đối với bệnh sốt xuất huyết là thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết. Thanh nhiệt giải độc để loại trừ nguyên nhân gây bệnh là nhiệt độc, lương huyết chỉ huyết để làm mát huyết, đưa huyết về trạng thái bình thường và cầm máu.

Y học cổ truyền bào chế các loại thảo mộc giúp hỗ trợ hạ sốt xuất huyết gồm có:

1. Cây chỉ thiên

Hay còn gọi là cây thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, cỏ tát nai và thuộc họ cúc. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để làm thuốc. Dược liệu được hái quanh năm, có dùng tươi, sấy khô hoặc phơi khô.

Trong y học cổ truyền, chỉ thiên có tính mát, vị đắng, quy vào kinh phế và tỳ có tác dụng chữa sốt cao, cảm mạo, chảy máu cam, ho ra máu. Đặc biệt, nước sắc cây chỉ thiên dùng để trị sốt rét, lợi tiểu, dịu da.

2. Đại thanh diệp

Còn được gọi với nhiều cái tên như đại thanh, bọ mẩy, thanh thảo tâm, bọ nẹt, lam diệp, thảo mộc đại thanh diệp được y học cổ truyền ứng dụng để thanh nhiệt, giải độc, lương huyết tiêu bản. Bộ phận chính được dùng làm thuốc bao gồm lá và rễ, có vị đắng, tính hàn.

Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, thuốc được bào chế từ đại thanh diệp còn có tác dụng kháng khuẩn rộng và kháng nhiều loại vi rút, hạ triệu chứng sốt cao và chống viêm. Bên cạnh đó, đại thanh diệp còn ứng dụng trong trị bệnh ngoài da, bệnh chàm viêm da tiếp xúc.

3. Rễ cỏ tranh

Theo đông y, cỏ tranh có vị ngọt, tính cam hàn; vào phế vị và tiểu trường; có tác dụng lương huyết sinh tân, thanh nhiệt lợi tiểu thường chủ trị sốt xuất huyết đường tiêu hóa, làm mát gan. Với những công dụng hữu ích mà rễ cỏ tranh mang lại, đông y sử dụng loại nguyên liệu này trong rất nhiều bài thuốc. Trong đó, bài thuốc điều trị sốt xuất huyết kết hợp cùng nhọ nồi, rau má và kinh giới được ứng dụng nhiều trong dân gian.

4. Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là cỏ mực, có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về kinh tì và vị. Đây là một vị thuốc quý chống tác dụng của discumarin, chống chảy máu, không độc và không gây tăng huyết áp hay giãn mạch khiến loại cây này đặc biệt thích hợp cho điều trị sốt xuất huyết. Bình thường, người bị sốt xuất huyết có thể dùng cỏ nhọ nồi giã ra uống, nhưng để tác dụng tốt hơn có thể kết hợp với các loại vị thuốc khác.

5. Trắc bách diệp

Trắc bách diệp là loài cây rất đẹp, được trồng khắp nơi để làm cảnh nhưng cũng được xem là loài thuốc quý chữa nhiều bệnh. Theo nghiên cứu, nước sắc của cây trắc bách diệp giúp cầm máu khá tốt, sát trùng, thanh thấp nhiệt. Các bài thuốc từ trắc bách diệp được sử dụng để điều trị xuất huyết, các bệnh ngoài da, quai bị, bổ khí huyết…

6. Kinh giới

Kinh giới là một loại rau thơm rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đồng thời còn là vị thuốc quý trong điều trị các triệu chứng nóng sốt, đau họng, chảy máu cam, trừ phong, chống co giật, cầm máu…

TPBVSK Thanh Phục Huyết HemoShield hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, giảm các triệu chứng ho do sốt xuất huyết.

Khi sử dụng Thanh phục huyết - HemoShield, cần chú ý liều lượng đúng như hướng dẫn:

● Trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên/lần, 3 lần/ngày

● Người lớn: 2 viên/lần, 3 lần/ngày

● Uống sau bữa sáng, trưa và tối

Xem thêm tại đây.

GPQC: 1718/2022/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG NAM DƯỢC VĨNH PHÚC - VPO PHARCO

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 0349 550 629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.