Điểm nổi bật nhất của dòng tranh hoa khô resin đó chính là sử dụng chất liệu keo resin để lưu giữ vĩnh viễn nét đẹp của những bông hoa như hoa hồng, cẩm chướng... kèm theo đó là tạo hiệu ứng thị giác sống động nhờ đèn nhiều màu sắc.
Đam mê từ khi là cô bé học lớp 4
Khi còn là cô bé lớp 4, chị Bàn Thị Hè (30 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) thường hái bông hoa dại trên đường, nhặt hoa phượng rồi ép khô vào mấy cuốn truyện, quyển sách để ngắm và làm kỷ niệm. Thậm chí, chị còn lấy những bông hoa cúng sau khi mẹ bỏ đi và làm khô chúng để trang trí ở góc bàn học.
Vào năm 2016, chị Hè mở một tiệm
spa ở Q.7, TP.HCM, nhưng vẫn không ngừng ấp ủ niềm đam mê với hoa khô. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, chị lấy hoa tươi rồi đi làm khô, đóng khuôn tạo ra nhiều mẫu mã để tặng bạn bè và được rất nhiều người đón nhận.
Hoa được làm khô và sắp xếp bố cục
|
Hoa khô chưa được đổ resin
|
Cuối năm 2019, bất chấp sự phản đối của người thân cùng bạn bè, chị Hè quyết định sang nhượng tiệm spa để dành toàn thời gian cho niềm đam mê với hoa khô. Chị bắt đầu lên mạng học hỏi thêm nhiều kỹ năng để tạo ra nhiều bức tranh hoa khô đẹp nhất có thể.
“Để theo đổi đam mê với hoa khô tôi đã gặp rất nhiều khó khăn từ cách phối màu tới bố cục vì tôi không học qua
trường lớp nghệ thuật nào. Tôi làm theo cảm nhận xung quanh để sáng tác”, chị Hè bộc bạch.
Tranh hoa khô chưa đổ resin
|
Nghiên cứu về cách giữ hoa khô được lâu, chị Hè vô tình biết được phương pháp dùng resin, rồi đăng ký khóa học cơ bản để pha keo, rồi mày mò với nhiều loại hoa. Chị đã bỏ ra 200 triệu đồng mua nhiều loại hoa ở Việt Nam và nước ngoài để thử hết các phương pháp làm hoa khô.
"Ban đầu, mỗi khi đổ keo resin lên hoa, chúng sẽ đổi màu, thậm chí làm cháy hoa nên hầu như tôi mua rất nhiều dòng hoa khác nhau để thử. Do đó, tôi tốn rất nhiều thời gian để mày mò tìm ra nguyên lý, phương pháp đúng, nhưng cuối cùng cũng tạo ra một tác phẩm thành công”, chị Hè kể lại.
Chị Hè quyết tâm theo đổi tranh hoa khô
|
Bức tranh hoa khô chưa đổ resin đầu tiên chị Hè bán được
|
Theo chị Hè, trên thị trường có hoa khô nhưng đôi khi bị hư, biến dạng hoặc mất màu nếu dùng resin nên chị phải tự làm hoa khô.
“Tôi còn nhớ mãi bức tranh hoa khô đầu tiên làm ra thành công được một chị đặt tặng cho người bạn để khai trương khách sạn 60 phòng ở tỉnh Bình Thuận. Lúc đó, niềm vui khó tả lắm vì bức tranh đầu tay của tôi lại được sử dụng đúng mục đích mà tôi mong muốn”, chị Hè nói.
Luôn sáng tạo
Thông thường tranh hoa khô có thể giữ được từ 1 năm đến 10 năm nếu lộng kính, nhưng riêng tranh hoa khô sử dụng phương pháp resin có thể giữ vĩnh viễn. Tranh hoa khô resin có độ trong suốt khi kết hợp với đèn tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo.
Theo chị Hè, để tạo nên một tác phẩm tranh hoa khô với nguyên liệu resin sẽ mất thời gian từ 2 tuần cho đến một tháng, tùy theo độ cầu kỳ và kích thước của bức tranh.
Tranh hoa khô resin nổi bật
|
Chị Bàn Thị Hè cũng cho biết thêm, làm dòng tranh này mất khá nhiều thời gian và công sức, xuyên suốt quá trình làm tranh đều cần cách xử lý thật cẩn thận để resin khi đổ lên hoa không tạo bọt và sinh nhiệt quá cao gây ảnh hưởng đến hoa.
Ngoài ra, không chỉ áp dụng với hoa khô, chị Bàn Thị Hè còn cách điệu, sáng tạo thêm vào sản phẩm những điểm mới như lồng gốm sứ hay dùng cánh hoa để tạo hình cá độc đáo cho sản phẩm. Đây cũng là bí quyết mà giúp tranh chị luôn mới mẻ và thu hút được nhiều khách hàng.
“Mỗi bức tranh tôi tạo ra không có sự rập khuôn, luôn có sự sáng tạo và tìm chất liệu mới để kết hợp ra sản phẩm. Hầu hết khách của tôi đều sở hữu bức tranh độc nhất”, chị Hè cho biết.
Lắp thêm đền để tạo hiệu ứng cho tranh
|
Luôn sáng tạo với mỗi bức tranh
|
Là người thả tim liên tục vào mỗi khi chị Hè đăng tải những sản phẩm của mình lên các trang
mạng xã hội, chị Lê Thị Cẩm Dung, 28 tuổi, sống tại địa chỉ 163/12 Thành Thái, Q.10, TP.HCM cho hay những bức tranh của chị Hè rất tinh tế và đẹp tự nhiên giống như hoa tươi.
"Các bức tranh được kết hợp màu sắc rất hài hoà, mặc dù hoa khô nhưng vẫn giữ được màu sắc bắt mắt độc đáo với những phụ kiện trang trí đơn giản mà mới lạ. Thật sự, tranh vẽ thì tôi thấy nhiều rồi nhưng bức tranh làm từ hoa khô làm tôi ấn tượng từ lần đầu thấy", chị Dung nhận xét.
Nói về tranh hoa khô của chị Hè, Lê Nguyễn Nhật Đăng, sinh viên ngành thiết kế thời trang Trường ĐH Văn Lang, TP.HCM, cho rằng có biết đến dòng tranh này khi theo dõi mạng xã hội của một số nghệ nhân "handmade" nước ngoài, nhưng bất ngờ khi lần đầu tiên biết ở Việt Nam cũng có người làm dòng tranh này.
"Theo tôi các bức tranh của chị Hè khá đẹp, màu hoa trong tranh giống như hoa tươi và có một điều mình cảm thấy khá thích ở sản phẩm của chị này là có gắn đèn Led đổi màu, khi để tranh trong tối và bật đèn lên nhìn sản phẩm rất lung linh, thích mắt", Đăng chia sẻ.
Chị Hè tâm sự: “Để có thể đi theo với con đường tranh hoa khô thuận lợi, mọi người nên tìm người học để tránh mất thời gian và tiền bạc vì giá thành hoa khá đắt đỏ. Hãy chọn
công việc bạn yêu thích và đam mê, không ngừng học tập và kiên trì theo đuổi chúng. Luôn yêu công việc dù gặp bao nhiêu khó khăn”.
Bình luận (0)