Sáng 21.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng làm việc với Đảng ủy khối các trường đại học (ĐH), cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở TP.HCM.
tin liên quan
Bí thư Đinh La Thăng: Nếu cứ đòi hộ khẩu sao thu hút được người tài?Nghe đến đây ông Thăng hỏi cần phải nói cụ thể là trường nào, ngành nào để có phương án cụ thể. Ông Phong trả lời những ngành mà các trường ĐH thuộc Đảng ủy khối đáp ứng là kinh tế, quản trị kinh doanh, cơ khí, xây dựng…
“Anh phải nói trường nào, khoa nào cụ thể chứ chứ nói chung chung như thế không ra được sản phẩm”, ông Thăng chất vấn. Ông Phong cho hay ĐH Kinh tế trong những năm qua đã làm được những việc có tính chất ngang tầm quốc tế và đã gặt hái được một số kết quả.
GS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM cho hay làm việc gì cũng khó nhưng làm giáo dục trong thời điểm này là rất khó, do đó cần sự quan tâm của nhà nước.
Nói về đề xuất trường trọng điểm, bà Quỳ cho hay ít nhất trong Đảng ủy khối có 2 trường được quy hoạch trọng điểm quốc gia đó là ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Sư phạm TP. ĐH Luật TP cũng được coi là trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật. Từ đó, về mặt pháp lý có 3 trường ĐH được công nhận là trường trọng điểm và đầu tư thành trường trọng điểm.
|
“Chúng tôi mạn phép các trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Công nghệ là những trường đi đầu về chất lượng. Nếu TP chọn lựa thì hoàn toàn có thể đầu tư để trở thành các trường trọng điểm”, bà Quỳ nói.
Nghe đến đây, ông Thăng cho hay trường quốc tế thì tất nhiên phải có học phí khác, vậy những trường này có là trường trọng điểm không? Bà Quỳ trả lời: “Không”. Ông Thăng nói tiếp: “Vậy thì cần gì trọng điểm. Quan điểm của tôi là sản phẩm, sinh viên ra trường được thị trường, doanh nghiệp chấp nhận là số 1, còn trọng điểm hay không không quan trọng. Vậy chị cần cái gì để trường có sản phẩm mang tầm quốc tế?”.
Bà Quỳ cho hay tên gọi trọng điểm để từ đó có đầu tư trọng điểm. Bà Quỳ dẫn giải nếu ĐH Luật TP là trường trọng điểm sẽ được nhà nước đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất. Ông Thăng cho rằng, nếu suy nghĩ như vậy sẽ đi vào vòng luẩn quẩn là vấn đề ngân sách và sẽ tắc. Vấn đề ở chỗ các trường cần đưa ra cơ chế gì để đưa ra sản phẩm mang tầm quốc tế và được thu học phí như quốc tế thì mới phát triển bền vững được.
“Một số đối tượng thì nhà nước sẽ lo còn đối tượng khác thì phải thực hiện theo cơ chế thị trường, chứ chị cứ đi vào con đường ngân sách hỗ trợ sẽ bế tắc vì ngân sách của T.Ư, TP cũng thế thôi. Ngân sách TP làm 100 đồng phải nộp về 82 đồng, chỉ được giữ chi 18 đồng, mà 18 đồng này phải chi đủ thứ”, ông Thăng nói.
Bà Quỳ lý giải thêm việc nói ra trọng điểm để nhà nước lựa chọn đầu tư tập trung. Với ĐH Luật TP nếu thu học phí theo quốc tế thì sẽ lên tới hàng chục triệu đồng và sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi 80% sinh viên của trường đến từ vùng sâu, vùng xa, từ các địa phương khó khăn và học phí của trường chỉ khoảng 300 USD (tương đương 6 triệu đồng). Nếu thu học phí quá cao thì việc đào tạo cho các vùng miền sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Thăng hỏi: “Thế tại sao ĐH Tôn Đức Thắng không cần tiền nhưng họ vẫn luôn có sáng chế, phát minh được quốc tế công nhận; 97% sinh viên được doanh nghiệp nhận? Mà họ có cần trọng điểm đâu?”.
Sau khi nghe bà Quỳ hỏi mức đầu tư ban đầu của ĐH Tôn Đức Thắng bao nhiêu, ông Thăng đáp đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng. Nghe xong, nhiều hiệu trưởng không tin vì ĐH Tôn Đức Thắng được sự quan tâm, đầu tư rất lớn từ Tổng liên đoàn lao động VN, nhất là đầu tư, hỗ trợ về đất đai.
tin liên quan
Bí thư Đinh La Thăng: Đẩy mạnh phát triển cơ bản, toàn diện về GD-ĐT ở TP.HCM
Bình luận (0)