• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Bí tiểu cấp cần được can thiệp kịp thời

21/09/2015 04:33 GMT+7

Không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, bí tiểu cấp còn gây ra không biết bao nhiêu phiền toái và rắc rối cho người bệnh.

 

Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Hữu Đoàn – Trưởng đơn vị Niệu nữ Niệu động học – Bàng quang thần kinh Bệnh viện Bình Dân cho biết: Bí tiểu là tình trạng bệnh nhân không thể tống nước tiểu ra khỏi bàng quang. Bí tiểu cấp tính là cấp cứu niệu khoa thường gặp nhất. Mọi lứa tuổi đều có thể bị bí tiểu cấp nhưng xảy ra nhiều nhất vẫn là đàn ông ở độ tuổi trên 50, nguyên nhân thường là kết quả của tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Bệnh sử tự nhiên của tăng sản tuyến tiền liệt lành tính tiến triển theo thời gian. Trong thời gian 5 năm, bí tiểu cấp xảy ra trong khoảng 10% nam giới trên 70 tuổi và khoảng 30% nam giới trên 80 tuổi.

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bí tiểu, trong đó có cả thuốc uống, đó là những loại thuốc nào?

Có nhiều loại thuốc có thể gây bí tiểu bằng cách ngăn chặn tín hiệu thần kinh hoặc can thiệp với các cơ co bàng quang.  Các loại thuốc đó chủ yếu liên quan đến thuốc kháng sinh cholinergic và thuốc thần kinh giao cảm.

 

1

 

Hai trường hợp thường gặp trong đó bí tiểu cấp liên quan đến thuốc là bệnh nhân sau phẫu thuật và các bệnh nhân nam lớn tuổi mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Việc sử dụng thuốc phiện hoặc các thuốc kháng cholinergic ở những bệnh nhân sau phẫu thuật có thể làm giảm sự co bóp của cơ bàng quang và giảm cảm giác bàng quang và thuốc thông mũi có chứa thuốc cường giao cảm làm tăng trương lực cơ trơn trong vùng cổ bàng quang.

 

Khi thăm khám để xác định bệnh bác sĩ thường hỏi bệnh nhân những gì?

Khi thăm khám bác sĩ đưa ra rất nhiều câu hỏi cho bệnh nhân, chẳng hạn như: bệnh nhân được hỏi về tiền sử bí tiểu, ung thư tuyến tiền liệt, phẫu thuật, xạ trị hoặc chấn thương vùng chậu. Bệnh nhân cũng được hỏi về sự hiện diện của tiểu máu, tiểu khó, sốt, đau lưng, triệu chứng thần kinh hoặc phát ban.

 

bi-tieu-thai-ky-03

 

Bệnh nhân trẻ hơn sẽ được hỏi về tiền sử ung thư hoặc lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch và sự hiện diện của đau thần kinh hoặc triệu chứng cho thấy khả năng chèn ép tủy sống. Và, cuối cùng là những loại thuốc đang sử dụng.

 

Phương pháp điều trị được tiến hành như thế nào?

Điều trị cho bất kỳ trường hợp bí tiểu nào cũng đều phụ thuộc vào nguyên nhân. Chẳng hạn, bí tiểu sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đi tiểu bình thường sau khi những ảnh hưởng của thuốc gây mê mất đi.

Với nguyên nhân gây ra do bệnh lý, điều trị cấp cứu là giải bàng quan bằng thông niệu đạo hoặc đặt thông bàng quan trên xương mu. Tuy nhiên, những bệnh nhân vừa mổ tạo hình niệu đạo hoặc cắt tuyến tiền liệt tận gốc thì không nên đặt thông niệu đạo.

 

trieu-chung-dac-trung-cua-viem-nieu-dao-o-nu-gioi

 

Thông bàng quang trên xương mu ít nhiễm trùng và ít khó chịu, ở bệnh nhân nam ít gây hẹp niệu đạo, ở bệnh nhân nữ ít gây tiểu không kiểm soát do rối loạn cơ thắt. Ngược lại, thông bàng quang trên xương mu có thể gặp biến chứng hẹp niệu đạo.

Thông tiểu sạch cách quãng được ủng hộ vì ít nhiễm trùng và tăng tỉ lệ tự tiểu lại được. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian, bệnh nhân bị bí tiểu cấp khó chấp nhận vì gây khó chịu.

 

Bệnh nhân được chỉ định nằm viện trong trường hợp nào?

Nằm viện được chỉ định cho những trường hợp nhiễm trùng niệu hoặc bí tiểu liên quan đến bệnh ác tính hoặc chèn ép tủy sống. Trước khi đưa về nhà bệnh nhân cần được hướng dẫn trong việc chăm sóc các ống thông, đổi túi đựng nước tiểu và theo dõi lượng nước tiểu của họ.

 

4

Kháng sinh dự phòng không được chỉ định cho những bệnh nhân có một ống thông tiểu.

Can thiệp phẫu thuật khẩn cấp thường không được thực hiện do tăng nguy cơ biến chứng và tử vong so với giải áp bàng quang và trì hoãn điều trị phẫu thuật.

Thỉnh thoảng, một áp xe tuyến tiền liệt cấp tính được thoát lưu mũ bằng kĩ thuật cắt đốt nội soi qua niệu đạo vừa giải bí tiểu và thoát lưu ổ vi khuẩn.

 

Việc điều trị bằng thuốc mang tại những ích lợi gì?

Thuốc chẹn alpha làm giảm sự tắc nghẽn cơ học do bướu lành tuyến tiền liệt bằng cách gây giãn của các cơ trơn ở cổ bàng quang và vỏ bao tuyến tiền liệt. Việc sử dụng các thuốc chẹn alpha (alfuzosin, tamsulosin…) ở bệnh nhân bí tiểu cấp trước khi loại bỏ ống thông giúp tăng tỷ lệ thành công.

Các thuốc ức chế reductase 5-alpha (finasteride và dutasteride) gây phong tỏa chọn lọc việc chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone. Chúng làm giảm tỷ lệ bí tiểu cấp ở nam giới bệnh tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, nhưng không làm giảm tỷ lệ tái pháp sớm ở những bệnh nhân bị bí tiểu do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.

 

Phẫu thuật có phải là phương pháp điều trị triệt để của bí tiểu cấp không?

Trong sống bệnh nhân có triêu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt làm giảm nguy cơ bí tiểu cấp 85 – 90%. Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt vẫn là tiêu chuẩn vàng, mặc dù hiện có nhiều phương pháp điều trị khác.

Đối với thời điểm của phẫu thuật, khuyến cáo chung là phải chờ 30 ngày hoặc hơn sau khi điều trị khỏi bí tiểu. Tất cả các bệnh nhân dự định can thệp phẫu thuật sau bí bí tiểu cần được đánh giá iệu động học để xác định xem do tắc nghẽn dòng ra hay do cơ bang quang co bóp kém hiệu quả.

 

Ban cần biết!

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bí tiểu cấp tính:

  • Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt: 53%
  • Táo bón: 7.5%
  • Ung thư tuyến tiền liệt: 7%
  • Hẹp niệu đạo: 3.5%
  • Hậu phẫu: 5%
  • Rối loạn thần kinh: 2%
  • Dược phẩm: 2%
  • Nhiễm trùng: 2%
  • Sỏi niệu: 2%
  • Các nguyên nhân khác: 16%

 

 

Top
Top