Biến đổi khí hậu đang khiến bão tố dữ dội hơn

La Vi
La Vi
26/09/2022 09:50 GMT+7

Sức tàn phá của cơn bão Fiona đã gây ra nhiều cuộc thảo luận hơn về tác động của biến đổi khí hậu , khi các nhà khoa học nói rằng có bằng chứng cho thấy tình trạng nóng toàn cầu đang làm trầm trọng thêm những cơn bão tàn khốc này.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão mang nhiều hơi nước hơn, nhiều gió hơn và dữ dội hơn.

Đại dương hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng trong khí quyển, phần lớn nhiệt lượng nằm gần bề mặt. Sức nóng bề mặt này thúc đẩy cường độ của cơn bão và cung cấp năng lượng cho những cơn gió mạnh hơn.

Hành tinh của chúng ta đã nóng lên 1,1 độ C trên mức trung bình trước thời đại công nghiệp hóa vào thế kỷ 18. Các nhà khoa học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ dự đoán rằng ở nhiệt độ ấm lên 2 độ C, tốc độ gió bão có thể tăng lên đến 10%.

Sức tàn phá của cơn bão Fiona đã gây ra nhiều cuộc thảo luận hơn về tác động của biến đổi khí hậu

reuters

Họ cũng cho rằng tỉ lệ các cơn bão đạt đến cấp độ dữ dội nhất - tức là cấp 4 hoặc cấp 5 - có thể tăng thêm khoảng 10% trong thế kỷ này.

Một bầu khí quyển ấm hơn có thể giữ nhiều độ ẩm hơn và hơi nước sẽ tích tụ cho đến khi mây tan, gây mưa lớn. Vì vậy, hành tinh đang ấm lên cũng làm tăng lượng mưa do một cơn bão mang lại.

Trong mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2020 - một trong những đợt bão mạnh nhất được ghi nhận - biến đổi khí hậu đã làm tăng tỉ lệ mưa mỗi giờ lên thêm khoảng 11% trong các cơn bão. Đó là thông tin từ một nghiên cứu vào tháng 4.2022 trên tạp chí Nature Communications.

Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu cũng khiến bão di chuyển chậm hơn, tức là bão có thể đổ nhiều nước hơn vào một chỗ.

Biến đổi khí hậu dường như đang làm thay đổi mùa mưa bão và phạm vi hoạt động của nó. Những năm gần đây, những cơn bão nhiệt đới - tức là bão có tốc độ gió ít nhất là 120 km/g - đang có cường độ xuất hiện đạt định, và tiến xa hơn về phía bắc so với trước đây.

Các nhà khoa học cho biết sự dịch chuyển đó có thể liên quan đến việc nhiệt độ không khí và đại dương trên toàn cầu tăng lên. Xu hướng này đáng lo ngại đối với các thành phố ở vĩ độ trung bình như New York, Boston, Bắc Kinh và Tokyo, vì cơ sở hạ tầng của họ không được chuẩn bị cho những cơn bão như vậy.

Bão Sandy chỉ là cơn bão cấp 1 khi nó đổ bộ vào vùng biển đông bắc Mỹ vào năm 2012. Nhưng đây là trận bão lớn thứ tư được ghi nhận tại Mỹ, gây thiệt hại 81 tỉ USD.

Biến đổi khí hậu cũng đang làm thay đổi mùa bão thông thường, vì sự ấm lên tạo ra các điều kiện có lợi cho các cơn bão trong nhiều tháng hơn trong năm.

Ở Bắc Mỹ, mùa bão chủ yếu rơi vào tháng 6-11 và đạt đỉnh vào tháng 9. Nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố trên Nature Communications cho thấy những cơn bão được đặt tên đầu tiên đổ bộ vào Mỹ đang di chuyển vào tháng 5, sớm hơn 3 tuần so với năm 1900.

Cách nửa vòng trái đất, xu hướng tương tự dường như đang diễn ra ở vịnh Bengal của châu Á. Kể từ năm 2013, các cơn lốc xoáy đã hình thành sớm hơn bình thường - vào tháng 4 và tháng 5 - trước gió mùa mùa hè, theo một nghiên cứu vào tháng 11.2021 trên tạp chí Scientific Reports.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.