Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 1.10, giá vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 82 triệu đồng, bán ra 84 triệu đồng;
Tập đoàn Doji cũng mua vào giá 82 triệu đồng, bán ra 84 triệu đồng.
Công ty TNHH vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm niêm yết mua vào 82 triệu đồng, bán ra 85 triệu đồng.
Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC vẫn được duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng, đây là rủi ro cho người mua vàng thời điểm này.
Như vậy, giá vàng miếng SJC đã tăng sau 6 ngày đứng yên. Tuy nhiên, biến động trái chiều của vàng miếng SJC so với kim loại quý quốc tế dẫn đến mức đắt đỏ của vàng miếng SJC gia tăng, lên 5,3 triệu đồng/lượng thay vì hơn 4 triệu đồng/lượng trước đó. Giá vàng nhẫn cao hơn vàng quốc tế 4,6 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn giảm từ 100.000 - 150.000 đồng mỗi lượng.
Công ty SJC mua vào còn 81,4 triệu đồng, bán ra 82,9 triệu đồng.
Công ty PNJ mua vào với giá 82 triệu đồng, bán ra 82,9 triệu đồng.
Tập đoàn Doji mua vào 81,9 triệu đồng, bán ta 82,9 triệu đồng…
Giá vàng quốc tế giảm mạnh 15 USD/ounce, xuống còn 2.637 USD/ounce. Một số hoạt động chốt lời khiến vàng giảm khoảng 50 USD/ounce từ mức đỉnh. Vàng đi xuống bất chấp ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu về tốc độ vừa phải trong chu kỳ nới lỏng của Fed. Dù vậy, đà giảm giá của vàng kỳ vọng không xuống quá sâu khi nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại về địa chính trị. Thị trường vẫn đang tập trung vào cuộc xung đột quân sự leo thang giữa Israel và Hezbollah.
Giá USD trong nước đồng loạt lao dốc dù thị trường quốc tế hồi phục khi nhà đầu tư bớt kỳ vọng Mỹ tiếp tục giảm mạnh lãi suất.
Bình luận (0)