Hầu như ngày nào còn Covid-19 thì các nhà khoa học, học giả và các nhà vận động vẫn luôn liên tục kêu gọi các quốc gia giàu có chia sẻ vắc xin trên toàn thế giới - không chỉ để bảo vệ người dân ở những quốc gia đó, mà còn để giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể đột biến mới, có thể kháng lại vắc xin - cho tất cả mọi người, theo CNBC.
Không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn!
Một cách để khắc phục sự bất bình đẳng là các nước giàu đã có đủ vắc xin nên dành sự ưu tiên cho các nước nghèo trong danh sách phân phối vắc xin của nhà sản xuất |
Shutterstock |
Những người lên tiếng báo động đã lặp đi lặp lại: Không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn!
Bất chấp những cảnh báo này, đây chính xác là những gì đã xảy ra, một số chuyên gia cho biết. Các biến thể Omicron mới xuất hiện ở miền nam châu Phi với một số lượng lớn các đột biến mà các chuyên gia cho rằng có thể cho phép nó lây truyền dễ dàng hơn và có thể làm giảm khả năng miễn dịch hiện có, theo CNBC.
Chuyên gia Andrea Taylor, phó giám đốc chương trình cung cấp vắc xin toàn cầu của Trung tâm Cải tiến Y tế Toàn cầu Duke, cho biết: “Châu Phi giờ đây thực sự là một siêu ổ dịch”.
Biến thể Omicron: Hệ quả chênh lệch giàu-nghèo trong phân phối vắc xin |
Và sự xuất hiện của một biến thể mới “chính xác là những gì các chuyên gia đã cảnh báo trong nhiều tháng”, bà Taylor nói.
“Chúng tôi đã thấy những gì đã xảy ra với Ấn Độ, điều này đã làm phát sinh biến thể Delta. Và chúng tôi đã cảnh báo điều này sẽ xảy ra ở châu Phi, nơi có sự lây truyền không thể kiểm soát được", bà Taylor nói thêm, theo CNBC.
Số ca nhiễm Omicron cao nhất cho đến nay là ở Nam Phi, nơi có tỷ lệ tiêm chủng là 35%. Tỷ lệ này cao hơn hầu hết các nước châu Phi và có vẻ là do sự chần chừ về vắc xin, hơn là do thiếu nguồn cung.
Nhưng các chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là biến thể bị đột biến ở Nam Phi, mà vì quốc gia này có công nghệ kiểm tra và giải trình tự gien để phát hiện đột biến tốt hơn các nước láng giềng.
Ca nhiễm biến thể Omicron đã được ghi nhận ở nhiều nơi |
Shutterstock |
Chuyên gia Taylor và các chuyên gia khác cho biết rất có thể Omicron có nguồn gốc từ những nơi khác ở châu Phi, những nơi cực kỳ khan hiếm vắc xin.
“Càng nhiều nơi trên thế giới chưa được tiêm chủng, thì các biến thể sẽ tiếp tục xuất hiện và đại dịch sẽ tiếp tục kéo dài”, tiến sĩ Seth Berkley, Giám đốc điều hành của Liên minh vắc xin Gavi, một đối tác hàng đầu trong chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX, cho biết.
Tiến sĩ Berkley nói thêm: “Chúng ta sẽ chỉ ngăn chặn các biến thể xuất hiện nếu chúng ta có thể bảo vệ tất cả mọi người trên thế giới, không chỉ những bộ phận giàu có. Thế giới cần làm việc cùng nhau để đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc xin ngay từ bây giờ”.
Cuộc tranh luận đã tập trung sự chú ý vào tình trạng bất bình đẳng vắc xin toàn cầu - điều mà chuyên gia Taylor nói là “tồi tệ hơn bao giờ hết” - và cáo buộc rằng các nước giàu đang tích trữ vắc xin cho mình.
Chúng ta phải sát cánh bên nhau
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia có thu nhập thấp, hầu hết ở châu Phi, chỉ nhận được 0,6% trong số gần 8 tỉ liều vắc xin đã được tiêm, theo CNBC.
Chỉ 1/4 nhân viên y tế tuyến đầu ở châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, WHO cho biết.
Ngược lại, Mỹ và các nước giàu đã tiêm chủng cho cả những người không đủ điều kiện, và hiện đang bắt đầu tiêm mũi thứ 3.
Biến thể Omicron khiến các nước siết chặt hạn chế đi lại |
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp tại Geneva vào ngày 29.11 rằng: “Không quốc gia nào có thể tiêm vắc xin theo cách riêng của mình để thoát khỏi đại dịch. Sự bất bình đẳng về vắc xin càng kéo dài, loại vi rút này càng có nhiều cơ hội lây lan và phát triển theo những cách khó lường nhất và khó ngăn chặn nhất. Chúng ta phải sát cánh bên nhau".
Một số chuyên gia và nhà vận động cho biết một cách để khắc phục sự bất bình đẳng là các nước giàu đã có đủ vắc xin nên dành sự ưu tiên cho các nước nghèo trong danh sách phân phối vắc xin của nhà sản xuất.
Bình luận (0)