Tự động phát
Nhóm chuyên gia tại Đại học Y tỉnh Kyoto (Nhật Bản) nghiên cứu sử dụng mô hình da người và đánh giá tính ổn định trong môi trường của các biến chủng. Họ so sánh khả năng sống sót và lây nhiễm của chủng SARS-CoV-2 Vũ Hán và các biến chủng đáng quan ngại (Alpha, Beta, Delta, Omicron).
Kết quả cho thấy trên bề mặt nhựa, các biến thể được nghiên cứu đều có thời gian tồn tại lâu gấp 2 lần so với chủng gốc Vũ Hán và duy trì khả năng truyền nhiễm hơn 16 tiếng trên da người.
Trong đó, biến thể Omicron có thời gian sống sót bình quân trên da và bề mặt nhựa cao nhất. Biến chủng này có thể tồn tại trên bề mặt túi nilon hay đồ nhựa 193,5 giờ, tương đương với 8 ngày, và sống sót trên da người trong hơn 21 giờ.
Thời gian tồn tại trên bề mặt nhựa của các biến thể còn lại được ghi nhận là Alpha: 56 giờ; Beta: 191,3 giờ; Gamma 156,6 giờ và Delta là 114 giờ.
Trên các mẫu da, các biến thể này có thời gian sống sót trung bình lần lượt là Alpha: 19,6 giờ; Beta 19,1 giờ; Gamma 11 giờ và 16,8 giờ đối với Delta.
Tuy nhiên, tất cả chủng nCoV đều bị bất hoạt trên da sau 15 giây sử dụng nước rửa tay sát khuẩn có chứa cồn. Do đó, nhóm tác giả khuyến khích thói quen rửa sạch tay, khử khuẩn theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tất cả chủng nCoV, kể cả Omicron, đều bị bất hoạt trên da sau 15 giây sử dụng nước rửa tay sát khuẩn có chứa cồn |
reuters |
Nghiên cứu cũng chỉ ra tính ổn định cao trong môi trường của Omicron sẽ cho phép biến thể này thế chân Delta để trở thành biến thể Covid-19 trội và lây truyền nhanh hơn.
Thực tế, Omicron đã trở thành biến thể trội ở phần lớn các quốc gia châu Âu. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu, các nước có tỷ lệ ca nhiễm mới Omicron cao nhất là Phần Lan (99,9%), Bỉ (99,7%), Malta (99,3%) và Đan Mạch (98,8%).
Bình luận (0)