Bình Dương: Ứng dụng rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế

20/08/2024 14:28 GMT+7

Theo quy hoạch, đến năm 2030 Bình Dương thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hình thành các khu CNTT tập trung

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt về lĩnh vực thông tin, truyền thông, Bình Dương sẽ phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung.

Theo đó, Bình Dương sẽ hình thành các khu CNTT tập trung có diện tích trên 300ha, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh.

Bình Dương: Ứng dụng rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Bình Dương ra mắt trung tâm giám sát điều hành thông minh từ năm 2022

ĐỖ TRƯỜNG

Đầu tư mới các trung tâm dữ liệu quy mô lớn tại TP.Thủ Dầu Một; Bến Cát, Dĩ An, Tân Uyên và H.Phú Giáo, H.Bàu Bàng. Xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (6 khu, vùng) ở các huyện: Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng.

Hoàn thiện trung tâm điều hành thành phố thông minh Bình Dương làm trụ sở triển khai các hạng mục ứng dụng CNTT dùng chung và các dịch vụ điều hành của đô thị thông minh phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng các hệ thống thông minh cung cấp các dịch vụ an toàn, dịch vụ đô thị thông minh cho người dân; xây dựng chính quyền thông minh trong việc ra quyết định về quy hoạch kiến trúc, giao thông, đô thị, y tế, môi trường và tương tác thông tin với người dân…

Tích hợp, mở rộng hệ thống camera giám sát an toàn thông tin và an toàn giao thông phục vụ thành phố thông minh.

Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt là thương mại điện tử. Xây dựng trung tâm bưu chính vùng 11 phục vụ cho 4 tỉnh (Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông và Tây Ninh).

Bình Dương: Ứng dụng rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế- Ảnh 2.

Bên trong trung tâm giám sát điều thành thông minh của Bình Dương

ĐỖ TRƯỜNG

Xây dựng chính quyền số

Đến năm 2030, Bình Dương phát triển mạnh mẽ các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ chuyên ngành và hoạt động nội bộ cho toàn bộ các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, cấp xã phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành, gắn với sử dụng CNTT là bắt buộc trong tác nghiệp các cơ quan nhà nước để hình thành các dữ liệu số.

Triển khai Nền tảng AI cung cấp các tính năng và dịch vụ nền tảng liên quan máy học, trí thông minh nhân tạo phục vụ phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin dựa trên cơ sở các dữ liệu lớn; hỗ trợ tương tác thông qua hình thức nhận dạng con người như ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói.

Bình Dương: Ứng dụng rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế- Ảnh 3.

Công bố nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp

ĐỖ TRƯỜNG

Phát triển kinh tế số, hình thành các khu CNTT thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phần mềm, nội dung số, sản phẩm điện tử, chíp bán dẫn, các sản phẩm Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, an toàn, an ninh mạng, dữ liệu lớn, trung tâm dữ liệu, nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm công nghệ số mới. Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng số lượng và chất lượng cho công nghiệp CNTT, chip bán dẫn.

Các dự án chuyển đổi số cũng được thực hiện đồng bộ cho đô thị thông minh Bình Dương trên các lĩnh vực: Giao thông, bảo vệ môi trường, năng lương, giáo dục thông minh, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy, quản lý hạ tầng kỹ thuật cho đô thị thông minh...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.