Ông Ngô Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, cho biết diện tích cây thanh long của tỉnh hiện lên đến hơn 26.000 ha, vượt xa con số 15.000 ha theo quy hoạch phát triển giai đoạn 2010 - 2015. Hệ quả, đầu ra cho trái thanh long trở nên nan giải.
Ông Ngô Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, cho biết diện tích cây thanh long của tỉnh hiện lên đến hơn 26.000 ha, vượt xa con số 15.000 ha theo quy hoạch phát triển giai đoạn 2010 - 2015. Hệ quả, đầu ra cho trái thanh long trở nên nan giải.
Diện tích thanh long Bình Thuận phát triển quá nóng để lại hệ quả khó khăn trong tiêu thụ - Ảnh: Đỗ Hữu Tuấn |
Thương lái Trung Quốc thâu tóm thu mua
|
Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận Ngô Minh Hùng nhìn nhận có tình trạng các thương nhân TQ rất “tích cực” sang VN thu mua hàng, thay vì phải mua qua trung gian là các chủ vựa ở Bình Thuận. Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận Bùi Đăng Hưng nêu cảnh báo: “Chỉ cần một ngày thị trường TQ không ăn thanh long VN là mình đã chết rồi. Lúc đó thanh long Bình Thuận đổ đi đâu?”.
Theo một cán bộ xã Hàm Mỹ, H.Hàm Thuận Nam - “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, do đua phát triển “nóng” nên xảy ra tình trạng nhiều hộ nông dân nợ ngân hàng chồng chất mà không có cách gì trả nợ. “Khi vay ngân hàng, khế ước ghi là dùng vào kinh doanh, mua bán, nhưng thực chất đồng tiền được đầu tư vào trồng thanh long. Đối với những hộ dân có đất, chỉ vay tiền để trồng thì còn đỡ. Còn những hộ vay tiền rồi mua đất đầu tư từ đầu thì khó mà có lãi, biết bao giờ trả hết nợ, trong khi giá thanh long cứ đi xuống từng ngày”, cán bộ xã này nói.
Không chỉ nông dân, nhiều DN xuất thanh long hiện cũng “phá sản” vì thiếu vốn. Lý do, theo chị Minh Ng.: “DN ứng trước tiền từ các thương nhân TQ để thu mua giá cao, nhưng giá giảm dần nên... lỗ nặng. Đi vay ngân hàng để trả nợ thì không ngân hàng nào cho vay. Vậy là phải thế cả cơ sở, kho bãi, nhà vườn trừ nợ”. Còn ông Trương Lương, Giám đốc DN Phan Long (TP.Phan Thiết), chuyên sấy khô thanh long, kể suốt 6 tháng qua ông đi vay nhiều ngân hàng nhưng không được. “Tôi có đơn hàng từ Hàn Quốc đặt hàng vài tấn thanh long sấy khô. Nhưng khó khăn về vốn nên không có cách nào dám ký hợp đồng. Cái khó về vốn đã khóa tay DN chúng tôi lại”, ông Lương cho hay.
Liên kết để “thoát Trung”
|
“Ở các nước phát triển, người ta sản xuất ra hàng hóa theo quy mô hợp tác xã. Còn ở mình thì làm ngược lại, mạnh ai nấy làm, thậm chí tranh giành nhau mua bán. Làm ăn kiểu này nên bị phía thương nhân TQ bắt bài. Ngay từ bây giờ phải tái cơ cấu quy mô sản xuất thanh long. Không chỉ sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn mà còn phải làm chủ việc bán hàng hóa bằng liên kết với nhau, chia vùng sản xuất và thay phiên nhau xuất hàng thì mới bảo vệ được chính mình”, ông Hưng đề xuất.
Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận, cũng nhìn nhận TQ là thị trường truyền thống nhưng hiện họ đã trồng được thanh long với diện tích rất lớn. “Trước tình hình này, chúng tôi đang phát triển mô hình hợp tác xã để bà con liên kết với nhau từ khâu sản xuất đến xuất khẩu. Dự án CVED của Canada đang giúp Bình Thuận xây dựng mô hình hợp tác xã thanh long kiểu mới. Qua đó giúp bà con sản xuất thanh long sạch và trực tiếp xuất hàng chứ không qua trung gian nào hết”, ông Kiều thông tin. Mặt khác, theo ông Kiều, cũng phải tính đến thị trường nội địa. “Tâm lý nội địa hiện nay là sợ thanh long có xịt thuốc. Nếu có thanh long sạch theo quy trình, tôi nghĩ tiêu thụ trong nước sẽ tốt hơn rất nhiều”, ông Mai Kiều nói.
Bình luận (0)