Sự bi thương của "hạnh phúc đặc quyền"
Mỗi người đều có cho riêng mình định nghĩa về hạnh phúc. Với một số người, tài sản giúp họ hạnh phúc. Với nhiều người khác, thông minh, xinh đẹp, tài năng, chính là hạnh phúc. Một số người lại cho rằng được trải nghiệm thế giới là một loại hạnh phúc. Có thể thấy đó là một khái niệm vô cùng đa dạng, nhưng tựu trung thì thứ hạnh phúc như thế chính là khi ta được có một đặc quyền nào đó.
Hãy điểm lại xem có phải từ bé đến lớn, chúng ta đã luôn rất cố gắng làm điều tốt để nhận được lời khen không? Việc này thoạt nghe chẳng có vấn đề gì cả. Một đứa trẻ nỗ lực đạt điểm 10 để được bố mẹ khen ngợi yêu thương thì có gì là sai? Vấn đề là ở đây có một cái bẫy của vô thức, tất cả chúng ta đều đã sống qua phần đời đó mà ít người nhận ra rằng mục đích cuối cùng của những cố gắng không phải là "được khen", mà thực chất là để "giành lấy đặc quyền trong một tập thể". Nó là hành động xuất phát từ nhu cầu căn bản nhất của con người mà Tâm lý học Adler gọi là "cảm giác được thuộc về", mà mong muốn chiếm một phần quan trọng trong tập thể chính là để đảm bảo cho điều đó.
Nhưng điều ấy thì có gì sai? Sự thật là khi ta cố gắng giành lấy đặc quyền để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, được khen, được yêu, được thuộc về, được thấy tự hào, tự tin và vô vàn cảm giác khác mà chúng ta gọi chung là "hạnh phúc", thì "cái bẫy" mà ta rơi vào đó tự nó cũng chính là nỗi bi thương.
Bởi vì sẽ không bao giờ có điểm dừng cho việc được thừa nhận theo cách đó. Khi giá trị của mình do người khác định đoạt, ta sẽ sống một cuộc đời như chiếc bánh bị cắn dở, vĩnh viễn không bao giờ thấy mình được "lấp đầy". Ta luôn thấy mình rơi vào vòng lặp của cảm giác vô dụng, trống rỗng, cuộc đời như tấm ván lỏng bản lề cứ chực chờ rơi mất và lãng quên ở một xó xỉnh nào đó.
Lòng dũng cảm dám bình thường
Vậy nên khi bạn thấy mệt mỏi vì tìm kiếm hạnh phúc, hãy ngừng lại để hỏi thật kỹ bản thân xem thứ mình đang tìm kiếm thực ra là gì? Nếu bạn có thể nhận biết một cách sâu sắc rằng hạnh phúc không phải là thứ đặc quyền nào đó, rằng không cần phải xuất chúng, tài năng, xinh đẹp hay giàu có mới được hạnh phúc, vậy thì bạn sẽ có thể hiểu rằng chỉ cần bình thường thôi đã là một con người giá trị, và vì thế mà ta hạnh phúc. Nghe thật quá đỗi đơn giản, nhưng nó lại đòi hỏi sự can đảm của chúng ta hơn bất kỳ điều gì khác. Đó chính là lòng dũng cảm dám bình thường!
Sở dĩ gọi đó là lòng dũng cảm là bởi vì riêng tư duy đó thôi cũng đã khiến bạn tách biệt với rất nhiều người. Quả thật, tất cả mọi thứ mà xã hội ngày nay nhan nhản trưng bày và theo đuổi đều là thuộc về kiểu hạnh phúc đặc quyền. Các thương hiệu thời trang hầu hết đều đưa ra những người mẫu có tỷ lệ cơ thể và/hoặc một gương mặt xinh đẹp. Các nhãn hàng tiêu dùng nhấn mạnh vào trải nghiệm với các từ khóa "độc đáo", "bùng nổ", "khác thường"… Nhưng thật may mắn, điều đó cũng không có nghĩa là không nhãn hàng nào dám bàn về hạnh phúc theo một cách thực sự hữu ích mà dễ khiến họ có nguy cơ "nhạt nhòa vào số đông". Một số ít thương hiệu thời trang, tiêu dùng bắt đầu đưa ra những hình ảnh "không chuẩn mực", tức là sản phẩm của chúng tôi không cần bạn phải theo một tỷ lệ vàng nào đó, không cần phải là một kiểu đặc quyền nào đó. Mới đây nhất là FPT Shop đã bất ngờ tạo ra một trào lưu "thấy hạnh phúc lắm rồi" để bàn về những hạnh phúc giản dị đời thường và nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Xuất phát từ các hoạt động nội bộ của tập thể nhân viên để chào mừng sinh nhật 11 tuổi của FPT Shop bằng cách chia sẻ những hình ảnh về hạnh phúc đời thường bên mâm cơm với gia đình, ngắm con đang ngủ say, hạnh phúc khi được mang đến những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng… hashtag #thayhanhphuclamroi của chuỗi bán lẻ hàng đầu về công nghệ này bỗng trở thành một hiện tượng mạng khi rất nhiều KOL đình đám hay các trang sản xuất nội dung giải trí hàng đầu cũng đồng loạt chia sẻ thông điệp về "điều hạnh phúc bình thường". Có lẽ giữa một thế giới quá nhiều những hạnh phúc đặc quyền đầy áp lực, thông điệp của FPT Shop đã chạm đến những trái tim muốn được hài lòng và đủ đầy khi chỉ cần là chính họ mà thôi.
Giờ thì, có lẽ bạn đã hiểu được rằng hạnh phúc chính là tầng nước sâu nhất dưới đại dương, bất kể trên mặt nước kia có bao nhiêu xao động thì chúng cũng không phải là thứ được phép định nghĩa về bạn hay quyết định rằng bạn có giá trị hay không. Ở nơi sâu thẳm nhất chỉ là bạn và chính mình, sống trong thanh âm yên tĩnh nhất của sự giản đơn mà vẫn biết rằng hạnh phúc chính là như thế mà thôi!
Bình luận (0)