(TNO) Các nhà khoa học Mỹ nói rằng chim bồ câu di chuyển bằng cách ghi nhận thông tin về từ trường của trái đất, sử dụng các tế bào não như một chiếc la bàn sinh học.
Theo báo The New York Times, khám phá trên làm sáng tỏ việc làm thế nào nhiều loài chim có thể di chuyển hàng nghìn cây số, bay cả ngày lẫn đêm, cả khi mặt trời và các ngôi sao bị mây che khuất.
|
Hai nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Baylor đã giải quyết phần trung tâm của bí ẩn về việc các loài chim thực hiện những “kỳ công” như thế bằng cách nào, xác định những tế bào cụ thể trong não chim chịu trách nhiệm cảm nhận và định hướng từ trường.
Các chuyên gia Le-Qing Wu và David Dickman đã xác định được một nhóm tế bào, tức nơ ron, trong thân não của chim bồ câu có khả năng ghi nhận cả hướng lẫn cường độ của từ trường.
Hai ông nhận thấy khả năng định hướng của chim bồ câu đã quyết định loại nơ ron nào hoạt động, khi mỗi nơ ron được khởi động để phản ứng với những tín hiệu từ một hướng và đồng thời ghi nhận cường độ của từ trường.
Các nhà nghiên cứu nói rằng có bằng chứng cho thấy thông tin mà các tế bào thần kinh ghi nhận đến từ tai trong, nhưng “đó là cái chúng tôi muốn tiếp tục tìm hiểu”, ông Dickman nói.
Khang Huy
>> Nuôi chim bồ câu, thu nhập “khủng”
>> Đua chim bồ câu
>> Bạn của bồ câu trời
Bình luận (0)