Tại hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá của các địa phương cho thấy tình trạng mua bán người đang diễn biến phức tạp và có thể gia tăng trong thời gian tới.
Theo đó, đối tượng xâm hại chính của nạn mua bán người chủ yếu là phụ nữ (độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi), có học vấn thấp, nghèo và cận nghèo; ở vùng sâu vùng xa biên giới. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đổi đời của phụ nữ, tội phạm mua bán người lừa họ bán ra nước ngoài.
Theo báo cáo tổng quan của Tổng cục Cảnh sát tại hội thảo, 10 tỉnh trọng điểm phía nam có nạn mua bán người gồm: Tây Ninh, TP.HCM, Hậu Giang, TP.Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang, Bình Phước.
Theo thông kê từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn các tỉnh này xảy ra 182 vụ, bắt 480 nghi can, giải cứu 725 nạn nhân. Riêng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tại 10 tỉnh này đã phát hiện 48 vụ, bắt 184 nghi can, giải cứu 263 nạn nhân.
Trong đó, tỉnh Tây Ninh phát hiện nhiều nhất với 52 vụ, kế đến là TP.HCM 45 vụ, Đồng Tháp 32 vụ, Kiên Giang 26 vụ, Hậu Giang 16 vụ…
Nhiều đường dây mua bán người sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan bị triệt phá và đưa ra xét xử.
Tại hội thảo, đã có nhiều ý kiến của đại biểu nêu ra các phương pháp tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành để nhằm giảm số vụ, nạn nhân liên quan đến việc mua bán người.
Thời gian qua, tội phạm mua bán người hoạt động tinh vi, có tổ chức chặc chẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác giải cứu và điều tra phá án.
Công Nguyên - Giang Phương
>> Đại diện thanh niên Việt Nam tham gia hội thảo chống buôn người
>> Phá đường dây buôn người qua Trung Quốc
>> Buôn người, bán vào 'động quỷ', nhận án 18 năm tù
>> Vương phi Ả Rập Xê Út bị truy tố tội buôn người ở Mỹ
Bình luận (0)