Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói về giá xăng tăng phi mã tại cuộc họp báo |
Đậu tiến đạt |
Trả lời câu hỏi của báo chí tại phiên họp báo thường kỳ tháng 11 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều nay 6.11, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá về tình trạng tăng giá nguyên vật liệu vừa qua.
Cụ thể, trong những tháng cuối năm 2021 đã kiểm soát bước đầu được dịch Covid-19, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng, đặc biệt giá nguyên nhiên liệu (xăng dầu, than…) tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
CPI tăng 1,67% tăng so với tháng 12.2020, tính chung 10 tháng 2021 tăng 1,81% - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Năm nay chắc chắn sẽ đạt mục tiêu CPI cả năm 2%, nhưng năm 2022 nền kinh tế thế giới và trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, tạo áp lực lên lạm phát rất lớn.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, mặt hàng thiết yếu tăng giá (xăng dầu, than, giá vận tải…) làm chi phí sản xuất tăng, giá thành hàng tiêu dùng cao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Chính phủ ngay từ đầu năm đã chỉ đạo quyết liệt, có tác dụng làm giảm áp lực đó. Bộ Công thương cũng chỉ đạo quyết liệt xăng dầu, liên bộ sử dụng linh hoạt, quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng. Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu bình quân thế giới tăng 59 - 76%, do dùng quỹ giá xăng dầu trong nước tăng 40,23% - gần 53% là mức tăng cao nhưng cố gắng của liên bộ", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Đối với mặt hàng thiết yếu là điện, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, kể cả năm 2021 và năm 2020 có tổng cộng 5 đợt hỗ trợ giảm giá điện với tổng số tiền hỗ trợ lên tới 16.650 tỉ đồng, dù theo quy định 24 của Thủ tướng giá mặt hàng đầu vào tăng có thể điều chỉnh giá điện.
Bộ Công thương đã báo cáo năm 2021 không tăng giá điện, điều chỉnh trong năm sau như nào sẽ tùy tình hình thực tiễn. Do vậy, sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong thời gian tới.
Bình luận (0)