Bộ GD-ĐT nói gì về đề thi bị kêu khó?

27/06/2018 17:30 GMT+7

Bộ GD-ĐT đang tổ chức họp báo sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và trả lời nhiều băn khoăn về cách thức ra đề thi, chấm thi.

[VIDEO] Đã có 2 cháu ngoại vẫn quyết chí thi THPT Quốc gia
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên về việc đề thi năm nay dù được đánh giá là phân hóa tốt hơn, nhưng khó hơn hẳn so với năm 2017. Nhiều ý kiến cho rằng, đề thi này chỉ phù hợp với tuyển sinh ĐH hơn là để xét tốt nghiệp THPT như mục tiêu chính của kỳ thi này?
Ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết: Đây là năm thứ hai Bộ GD-ĐT xây dựng đề thi chủ yếu trắc nghiệm khách quan (trừ môn ngữ văn).
Về độ khó của đề thi, theo ông Hồng, phải căn cứ vào nội dung trước. Hội đồng ra đề thi tuân thủ đúng quy định. Nội dung đề thi chủ yếu chương trình lớp 12 (80-85%); lớp 11 là 15-20%. Nội dung không vượt quá chương trình mà các em học.

Cấu trúc đề thi giữ nguyên, không thay đổi so với năm 2017. Vẫn là 60% kiến thức cơ bản và 40% nâng cao, kể cả nâng cao vẫn nằm trong nội dung chương trình các em được học.
Với các môn thi, bài thi, dù là tự luận như môn văn cũng duy trì 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Với đề thi trắc nghiệm thì mỗi cấp độ tạo thành từng nhóm câu hỏi để giúp các em làm tuần tự từ dễ đến khó.
Đề thi năm 2018 được tăng cường phân hóa. Một dải dài trong đề thi từ những câu rất dễ đến những câu khó, có một số câu hỏi được tăng độ khó lên. Không phải tất cả đề thi khó mà một số câu hỏi để dành phân loại học sinh khá giỏi.
Ví dụ trong bất cứ một đề thi trắc nghiệm nào đó đều có khoảng 60% câu hỏi mà học sinh trung bình có thể làm được dễ dàng.
[VIDEO] CSGT tặng áo mưa cho thí sinh thi THPT Quốc gia
Điểm nữa, nếu so sánh với năm 2017 độ khó tăng lên là điều hiển nhiên vì bao gồm nội dung lớp 11 vì nội dung rộng ra nên cảm giác đề thi khó hơn. Nhưng học sinh không bị động điều này mà được công bố từ rất sớm. Bộ cũng đã công bố đề thi tham khảo (1 lần). Đây không phải là đề thi mẫu mà chỉ dùng để học sinh tham khảo về cấu trúc đề thi.

Ông Hồng khẳng định, một đề thi mà nhiều thí sinh không làm được hoặc tất cả đều làm được dễ dàng, đều không phải là một đề thi tốt.
Xung quanh vấn đề cân bằng độ khó giữa các mã đề thi, ông Hồng cho rằng hội đồng đề phải học hỏi kinh nghiệm làm đề thi tiên tiến mà thế giới đang sử dụng. Chúng tôi đang bắt đầu học hỏi và chắc chắn sẽ cần thời gian để hoàn thiện, chuẩn hóa dần.
Về đề thi của môn ngữ văn, trả lời câu hỏi của Thanh Niên về việc chấm thi có chấp nhận chính kiến, phản biện của thí sinh hay không, ông Sái Công Hồng khẳng định: Không phải riêng năm nay, nhiều năm gần đây Bộ đã ra đề mở nên chắc chắn về nguyên tắc đáp án cũng phải mở.
[VIDEO] Những giấc trưa không trọn vẹn ở trường thi
Xung quanh băn khoăn về việc đề thi hai mục đích liệu có còn phù hợp nữa hay không, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho rằng việc thực hiện kỳ thi với hai mục đích là thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành TƯ. Cuối năm nay khi thực hiện sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết này và chuẩn bị đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì kỳ thi THPT quốc gia cũng sẽ được đưa ra để bàn thảo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.