Trong đó, việc cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn tại Tân Sơn Nhất cần 1.910 tỉ đồng cho 2 giai đoạn, tại Nội Bài cần 2.300 tỉ đồng cho 2 giai đoạn.
Đáng chú ý, hiện nay ACV là DN cổ phần hóa (CPH). Theo kiến nghị của Bộ Quốc phòng, các công trình thuộc khu bay như đường cất hạ cánh, đường lăn là công trình dùng chung của hàng không dân dụng và quốc phòng, nên không được tính vào giá trị DN khi CPH. ACV cũng chưa được giao quản lý, sử dụng và khai thác khu bay, vì thế việc sử dụng vốn của ACV đầu tư khu bay không phù hợp.
Để “gỡ khó” cho ACV, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn trung hạn 2016 - 2020 dự kiến khoảng 4.210 tỉ đồng để đầu tư các dự án khu bay tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Trường hợp không thể bố trí vốn ngân sách nhà nước, xem xét phương án cho phép ACV sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay để thực hiện đầu tư các dự án trên và tiếp tục hạch toán, theo dõi, ghi thu, ghi chi ngân sách riêng.
tin liên quan
ACV vẫn muốn thu phí phương tiện vào sân bayTương tự, theo Bộ Tài chính, việc Bộ GTVT đề nghị cho phép ACV được sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay để thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng khu bay tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài là chưa phù hợp với quy định về quản lý tài sản công và ngân sách nhà nước, không có cơ sở để thực hiện.
Bình luận (0)