Bộ Chính trị đã thảo luận và thống nhất thực hiện thí điểm theo phương án 1 tại 2 TP là TP.HCM và Đà Nẵng. Theo phương án này, sẽ không tổ chức HĐND cấp huyện, quận, phường trong cả nước và cơ quan hành chính được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính. CQĐT (trong phạm vi khu vực nội thành) của TP trực thuộc T.Ư chỉ có 1 cơ quan đại diện là HĐND TP (quận, phường không tổ chức HĐND) và 3 cấp hành chính là UBND TP, Ủy ban Hành chính quận và Ủy ban Hành chính phường.
Cho rằng có thể thực hiện mô hình tổ chức CQĐT ở các TP trực thuộc T.Ư theo phương án 1 của Đề án thí điểm do Bộ Nội vụ soạn thảo, song PGS-TS Nguyễn Minh Phương, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) đề xuất thêm một số giải pháp, như đối với HĐND TP trực thuộc T.Ư, cần thành lập thêm 2 ban của HĐND là Ban Đô thị và Ban Dân nguyện. Hạn chế các ĐB HĐND là cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính của đô thị nhằm khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Bảo Cầm
>> TP.HCM chuẩn bị nhân sự cho chính quyền đô thị
>> Đừng để TP.HCM 'tự bơi' với đề án chính quyền đô thị
>> Động lực phát triển từ chính quyền đô thị
>> Cần sửa cơ chế để thực hiện chính quyền đô thị
>> Nhân sự nào cho chính quyền đô thị ?
Bình luận (0)