Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường

18/02/2025 12:23 GMT+7
0:00
00:00
Bài đầy đủ
Ngọc Huyền

Chọn giọng đọc

Sở GD-ĐT Thanh Hóa đề nghị các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, bố trí kinh phí cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị trong năm 2025.

Ngày 18.2, thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, sở này đã có văn bản gửi các phòng GD-ĐT cấp và cơ sở giáo dục trực thuộc yêu cầu thực hiện một số nội dung sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực (từ 14.2).

Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường- Ảnh 1.

Sở GD-ĐT Thanh Hóa yêu cầu cơ sở giáo dục ưu tiên bố trí giáo viên bổ sung kiến thức cho học sinh yếu, kém; học sinh khá, tốt chủ yếu tự học tập, ôn luyện

ẢNH: MINH HẢI

Trong đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng giờ dạy chính khóa, hướng dẫn và giám sát việc tự học của học sinh để đạt hiệu quả, khuyến khích học sinh tự nghiên cứu học tập thông qua các phần mềm, các video bài giảng, website ôn luyện...

Thực hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh, ưu tiên bố trí giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt hoặc đạt; hướng dẫn học sinh có kết quả học tập ở mức khá và tốt tự học tập và ôn luyện theo cá nhân hoặc nhóm học tập.

Đối với học sinh cuối cấp, Sở GD-ĐT Thanh Hóa yêu cầu các cơ sở giáo dục hạn chế việc phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt đảm nhiệm các nhiệm vụ kiêm nhiệm để tập trung dạy ôn thi cuối cấp cho học sinh.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Sở GD-ĐT TP.HCM Không cấm dạy thêm học thêm nhưng phải đúng quy định

Các cơ sở giáo dục chủ động tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường; bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có quy định mức chi tổ chức dạy thêm, học thêm.

Trường hợp không bố trí được nguồn kinh phí động viên, khuyến khích giáo viên dạy bổ sung kiến thức, đáp ứng nguyện vọng của học sinh (nhất là học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt), thì hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, cung cấp nguồn tài liệu, đề thi cho học sinh tự ôn luyện.

Sở GD-ĐT Thanh Hóa cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng mô hình đối với những giáo viên, cơ sở giáo dục dạy học và ôn luyện cho học sinh mà không thu tiền của học sinh.

Bình luận (8)

avatar-user
Phí Vũ Trí Đức

những điều này đáng lẽ là điều thường xuyên, liên tục của ngành giáo dục. Đương nhiên bao giờ cũng vậy, học sinh yếu kém thì phải tập trung dạy hơn, bổ sung nhiều hơn

Trả lời 1 2 tháng trước
avatar-user
Bạn đọc mới

@Phí Vũ Trí Đức Học sinh yếu kém thì phải tập trung dạy hơn là không đúng. Bộ Giáo dục ra thông tư 29 nhằm tạo ra sự công bằng trong giáo dục, không bắt ép học sinh phải học. Dạy nhưng học sinh yếu kém, không chỉ tập trung hơn, mà còn vất vả hơn, nhiều khi còn không được ghi nhận. Không phải giáo viên nào cũng hào hứng cả. Nếu không phải vì đồng lương, vì trách nhiệm, thì họ cũng muốn buông lâu rồi. Giờ còn vận động dạy không có thu nhập, dạy ngoài giờ, về lâu dài có hợp lý không?

Trả lời 2 tháng trước
avatar-user
Hien Tu Cong

Chỉ là những việc đã làm, để làm tốt thì sĩ số HS mỗi lớp tối đa 30 em, đằng này yêu cầu bình quân 45 em/ lớp, nghĩa là có lớp phải hơn 45 HS GV quản lý đã mệt rồi. Cần lắm sự đồng bộ về GV và sĩ số HS cần tính toán lại

Trả lời 0 2 tháng trước
avatar-user
Hồ Nguyễn Minh Khuê

tôi thấy cả phần yêu cầu năng cao chất lượng giờ dạy chính khóa, vậy lâu nay nó thế nào

Trả lời 0 2 tháng trước
Xem thêm bình luận (5)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.