Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck |
Reuters |
Trong bài phỏng vấn được tờ NOZ của Đức đăng tải ngày 5.10, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck ám chỉ rằng một số nhà cung cấp khí đốt đang hưởng lợi từ chiến sự tại Ukraine, theo đài CNBC.
“Một số nước, gồm cả những nước bằng hữu, thỉnh thoảng có được mức giá trên trời cho khí đốt của họ. Đương nhiên là điều đó mang theo những vấn đề mà chúng ta phải bàn đến”, Bộ trưởng Habeck nói.
Bộ trưởng Đức chỉ trích Mỹ bán khí đốt với giá trên trời |
Trong cuộc phỏng vấn, ông Habeck kêu gọi thêm sự đoàn kết từ Mỹ trong việc hỗ trợ các đồng minh gặp khó khăn về năng lượng tại châu Âu.
“Mỹ liên lạc với chúng tôi khi giá dầu tăng cao, và nguồn dự trữ dầu quốc gia tại châu Âu được mở ra. Tôi nghĩ rằng sự đoàn kết như vậy cũng là điều tốt cho việc kiểm soát giá khí đốt”, ông Habeck nói. Mỹ chưa bình luận gì về những phát biểu này.
Cuộc xung đột tại Ukraine và mối quan hệ với Nga ngày càng xấu đi đã gây ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt tại châu Âu. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã cắt mạnh nguồn cung khí đốt cho EU trong vài tháng qua. Khoảng 45% lượng khí đốt mà EU nhập khẩu là từ Nga. Trong đó, các nước như Đức phụ thuộc lớn vào nguồn cung này trong nhiều thập niên qua và đã xây dựng các tuyến đường ống Nord Stream để dẫn khí đốt từ Nga sang.
Đường ống Nord Stream 2 trị giá 11 tỉ USD đến này vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 liên tục bị giảm và bị đóng luôn vào tháng 9. Vụ rò rỉ bí ẩn của các đường ống nói trên gần đây càng làm căng thẳng giữa hai bên leo thang trong khi châu Âu đang đối diện với một mùa đông khắc nghiệt khi việc thiếu khí đốt được dự báo sẽ xảy ra trên khắp châu lục.
Theo Bộ trưởng Habeck, EU nên làm nhiều hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt trong khu vực, khi mà các nước đang chạy đua tìm nguồn cung thay thế khiến giá cả còn lên cao hơn.
Nhà Trắng nói OPEC+ 'đứng về phía Nga' khi giảm mạnh sản lượng dầu |
Ông đề xuất rằng EU nên hợp sức, dùng sức mạnh thị trường và điều phối việc mua khí đốt một cách đồng bộ, thông minh hơn để không một nước đơn lẻ nào trong khối đi đặt giá cạnh tranh với nhau và đẩy giá thị trường thế giới lên cao.
Bình luận (0)