Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn tại Quốc hội |
gia hân |
Nêu vấn đề chất vấn Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn Thái Nguyên), đề nghị ông Sơn giải thích nguyên nhân điểm thi môn Lịch sử trong các kỳ thi thấp hơn các môn học khác, nhiều học sinh thờ ơ, thái độ học tập đối phó với môn lịch sử. Nữ đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập môn lịch sử.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận đến nay vẫn có thực tế là điểm thi môn lịch sử trong kỳ thi so với một số môn khác là thấp và tình trạng học sinh cũng không ham thích và học có tính chất đối phó, điểm thi thấp.
"Đây là vấn đề chúng tôi cũng rất suy nghĩ", ông Sơn nói.
Bộ trưởng Giáo dục đánh giá môn lịch sử là một môn học rất quan trọng. Vì môn học này mang lại những hiểu biết xã hội, lịch sử, những kinh nghiệm sống, giúp cho việc tu dưỡng con người, hiểu biểu biết tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
"Đất nước chúng ta lịch sử hào hùng, có nhiều điều mà thế hệ sau tự hào, nhưng tại sao học sinh không hứng thú, điểm thi thì thấp?", ông Sơn nêu và cho rằng, câu trả lời nằm cả ở việc tổ chức dạy và kiểm tra đánh giá đối với môn học này.
"Việc dạy vẫn thiên về sự kiện, số liệu, theo đánh giá chưa phát huy được nhiều sáng tạo, cá tính của học sinh trong việc học. Việc kiểm tra đánh giá thi vẫn thiên về kiểm tra số liệu, ngày tháng, sự kiện, chưa chú ý nhiều về tư duy, ý nghĩa của sự kiện lịch sử", ông Sơn lý giải.
Bộ trưởng GD-ĐT: "Dạy đọc chép theo văn mẫu rất tai hại cho tình cảm chân thành của học sinh" |
Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, trong thời gian sắp tới Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ triển khai việc đổi mới giảng dạy và học tập môn lịch sử.
Theo ông, trong hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới vừa qua, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục lên phương án để đổi mới việc dạy và học môn lịch sử.
"Hướng dạy là tăng cường tính sáng tạo của học sinh, không áp đặt cách hiểu đối với lịch sử. Nếu học sinh còn điểm khác trong cảm nhận, đánh giá cần trao đổi, thuyết phục để học sinh có nhận thức đúng, không áp đặt. Thi kiểm tra thì không đánh đố bằng các con số nhớ ngày tháng, nhớ địa điểm, địa danh, sự kiện", ông Sơn thông tin.
Bộ trưởng Giáo dục khẳng định, vấn đề dạy và học môn lịch sử như đại biểu nêu là việc lớn, có tính chất chuyên môn sâu. Do đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ có những kế hoạch triển khai việc này.
Bình luận (0)