Khi lấy vắc xin để tiêm, thấy các ống dung dịch hồi chỉnh (nước cất để pha vắc xin) nhân viên lại nhầm là vắc xin nên đã tiêm cho trẻ. Các nhân viên tiêm nhầm đã bị tạm đình chỉ công tác. Ngay trong ngày 27.10, Bộ Y tế ban hành công văn khẩn yêu cầu các địa phương tập huấn cho các cán bộ tiêm chủng; tập huấn lại cán bộ tham gia khám sàng lọc, sơ cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng. Bắt buộc phải có giám sát an toàn tiêm chủng để hỗ trợ và kịp thời phát hiện sai sót. Theo Bộ Y tế, chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella miễn phí sẽ tiêm cho khoảng 14 triệu trẻ từ 1-14 tuổi trên cả nước, trong thời gian từ tháng 9.2014 - 3.2015.
Cùng ngày, PGS-TS Nguyễn Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho hay ngoài việc giám sát tiêm chủng thường quy, sau khi xảy ra vụ việc tiêm nhầm nước cất nói trên, Viện đã cử chuyên gia xuống Đồng Tháp để giám sát, tìm hiểu. “Vụ ở Đồng Tháp là do sự lơ là của cá nhân thực hiện tiêm chủng”, ông Lân nói.
Trong một động thái khác, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, cho biết Sở Y tế sẽ tổ chức tiêm lại cho các trẻ này vào ngày 11.11. Ông Bửu cũng cho biết ngay khi xảy ra vụ việc, ngày 21.10, Sở Y tế đã tổ chức buổi họp tại Trường mầm non Sao Mai với sự có mặt của chính quyền địa phương, phụ huynh 60 trẻ, đại diện lãnh đạo trường, lãnh đạo UBND tỉnh công bố sai sót này và xin lỗi các phụ huynh và các bé.
Thanh Tùng - Liên Châu - Thanh Dũng
>> Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin: Do y tá tiêm nhầm thuốc
>> Vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Do tiêm nhầm thuốc?
>> Vụ tiêm nhầm thuốc, bệnh nhi tử vong: Đình chỉ công tác điều dưỡng viên
>> Tiêm nhầm thuốc, bệnh nhi tử vong
>> Đình chỉ công tác y tá tiêm nhầm vắc-xin
Bình luận (0)