Đó là những ý kiến, thông tin được đưa ra trong Hội nghị xây dựng Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, được Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các đơn vị y tế phía Nam, diễn ra trong hôm nay (13.8).
|
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay, cả nước ta mới có 63,7% dân số (tương đương với 55,9 triệu người) tham gia BHYT. Trong khi đó, theo lộ trình của đề án BHYT toàn dân, chỉ tiêu tới năm 2015 nước ta đạt 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt trên 90% dân số có BHYT.
Bà Tống Thị Song Hương - Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế - phân tích một trong những khó khăn trong việc kêu gọi người dân tham gia BHYT là quyền lợi BHYT chưa đáp ứng được nhu cầu người tham gia bảo hiểm. Trong đó, người khám chữa bệnh BHYT còn hạn chế về phạm vi dịch vụ và mức độ được bảo hiểm; phải chi tiền túi trực tiếp từ hộ gia đình đến 49,3% cho khám chữa bệnh; cơ chế thu viện phí, thủ tục khám chữa bệnh BHYT còn quá nhiều phiền hà, ảnh hưởng đến quyền lợi người khám chữa bệnh bằng BHYT.
Mặt khác, nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là tại TP.HCM, bác sĩ lạm dụng chẩn đoán, xét nghiệm hình ảnh, cận lâm sàng gây lãng phí, “đội” tiền chi trả BHYT và của bệnh nhân.
Vì vậy, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ này sẽ rà soát lại danh mục thuốc, các xét nghiệm cận lâm sàng để tránh tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm quá đà trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện.
|
Bên cạnh đó, bà Tiến cho biết, giá các dịch vụ y tế sẽ tiếp tục tăng gấp đôi sau hai năm nữa. Vì vậy, những phần đã tính trong danh mục chi trả BHYT sẽ không để bệnh nhân trả thêm cho bệnh viện.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chấn chỉnh lại văn hóa ứng xử trong bệnh viện, không để xảy ra tình trạng cáu gắt, khó chịu với bệnh nhân.
Trong hội nghị, nhiều ý kiến đề nghị huy động phòng khám tư tham gia vào hệ thống bảo hiểm y tế. Như vậy, người dân có thể khám chữa bệnh tại các phòng mạch tư và vẫn được BHYT chi trả.
Đồng thời, Bộ Y tế đang xây dựng hệ thống bác sĩ gia đình và sẽ “nối mạng” vào BHYT.
Theo đề án, nếu mức đóng BHYT giữ nguyên và lương tối thiểu tăng theo lộ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ thì dự toán ngân sách nhà nước sẽ đóng, hỗ trợ đóng cho một số nhóm đối tượng tham gia BHYT (người cận nghèo, học sinh, sinh viên, nông dân có mức sống trung bình), từ 2012-2015, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 6.414 tỉ đồng. Nếu mức đóng tăng lên 5% và lương tối thiểu tăng theo lộ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ thì từ 2012 - 2015, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng cho các đối tượng BHYT phải tăng thêm khoảng 8.107 tỉ đồng
Ngày 1.1.2014 là thời điểm bắt buộc tất cả người dân phải tham gia BHYT.
Nguyên Mi
>> Yêu cầu công khai giá viện phí
>> Nhiều bệnh viện đồng loạt tăng viện phí
>> Viện phí tăng, chất lượng phải tăng
>> Người bị tai nạn giao thông được BHYT chi trả viện phí
>> Viện phí tăng, bệnh nhân BHYT dồn về bệnh viện tư?
>> Gần 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp BHYT
>> TP.HCM trả chi phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi chưa có BHYT
>> BHYT thanh toán 100% chi phí thuốc chống thải ghép
>> Thêm gần 100 tân dược được Quỹ BHYT thanh toán
>> Bệnh nhân BHYT vẫn thiệt thòi
Bình luận (0)