Bối cảnh phim 'Em và Trịnh' được đầu tư công phu đến mức nào?

14/06/2022 14:56 GMT+7

Phía nhà sản xuất Em và Trịnh tung video hậu trường, hé lộ những thử thách trong quá trình thi công, phục dựng 78 bối cảnh trải dài suốt 3 thập niên từ 1960-1990.

Sau những suất chiếu đầu tiên, bộ phim Em và Trịnh cũng như Trịnh Công Sơn nhận được nhiều nhận xét tích cực cho bối cảnh, tạo hình nhân vật. Đằng sau những thước phim long lanh, đoàn phim đã phải trải qua vô số thử thách. Tất cả được hé lộ qua đoạn video hậu trường vừa được nhà sản xuất Em và Trịnh tung ra tối 13.6.

Xứ Huế mộng mơ và trầm mặc hiện lên trong Em và Trịnh

đpcc

Phim Em và Trịnh tái hiện những lát cắt trong cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trải dài suốt 3 thập niên từ 1960-1990. Vì thế, thách thức của nhà sản xuất đến từ việc toàn bộ chuyện phim đều diễn ra trong quá khứ nên không thể tận dụng bối cảnh hiện đại sẵn có. Theo tiết lộ của nhà sản xuất, Em và Trịnh bấm máy vào tháng 11.2020 tại Huế, ngay sau trận bão lũ lịch sử tháng 10 và giữa cơn bão số 13 hoành hành với gió giật kèm mưa nặng hạt.

Đó là những ngày cực kỳ gian nan của toàn bộ đoàn phim, khi phải phục dựng bối cảnh Huế những năm 1960 trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Nhờ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ê-kíp mới có thể hoàn tất quá trình quay phim ở đây với nhiều bối cảnh đặc biệt như Gác Trịnh, cầu phủ Cam, cầu Tràng Tiền…

Con đường Diễm đi học là một trong những đại cảnh lãng mạn và ấn tượng nhất phim

đpcc

Xe cộ, trang phục của các diễn viên quần chúng cũng được thiết kế tỉ mỉ

đpcc

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết bối cảnh trường sơ học ở Blao (Lâm Đồng), nơi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng công tác cũng là một thử thách lớn. Được biết, đoàn phim phải dựng hẳn lại ngôi trường trên một ngọn đồi ở Tà Năng. Vì địa hình cách trở nên tất cả các đạo cụ, thiết bị, nhân lực đều được vận chuyển từ bên ngoài vào bằng xe công nông. Cả ê-kíp phải làm việc trong môi trường không có sóng điện thoại. Trước ngày bấm máy 5 ngày, trường học mà ê-kíp dựng lên đã bị bão giật sập và kế hoạch quay phải dời lại một tháng.

Đoàn phim phải dựng hẳn ngôi trường giữa vùng đồi Tà Năng làm bối cảnh cho giai đoạn Trịnh Công Sơn lên Blao dạy học

đpcc

Không gian đầy hoài niệm của Cà phê Tùng khiến những cảnh quay giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thêm phần ấn tượng

đpcc

Có một số địa điểm như Gác Trịnh, Cà phê Tùng dù vẫn còn tồn tại nhưng kiến trúc, không khí đã bị thay đổi ít nhiều. Tại bối cảnh Gác Trịnh (Huế) cũng như nhà của Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn, đoàn phim phải sắm sửa và bày trí lại nội thất trong từng ngóc ngách để tạo cảm giác ấm cúng, thực sự có người đang sinh sống. Còn khi quay ở Cà phê Tùng (Đà Lạt), ê-kíp thi công phải bọc lại các trụ điện, làm lại con đường trước quán để tạo cảm giác mặt đường xi-măng. Dòng chữ bảng hiệu cũng được sơn lại đúng với màu đỏ nhạt của quán những năm 1960.

Tương đồng với sự đầu tư của bối cảnh, khâu phục trang cũng là một yếu tố quan trọng để đưa khán giả ngược về quá khứ. Phụ trách thiết kế phục trang - nhà thiết kế Thủy Nguyễn cho biết: “Tôi chưa từng làm phim nào có nhân vật nam nhiều phục trang như Trịnh Công Sơn”.

Một vài set trang phục của Trịnh Công Sơn thời trẻ được sử dụng trong phim

đpcc

Theo thống kê của ê-kíp, có đến 700 bộ phục trang đã được sử dụng cho các nhân vật trải dài suốt 3 thập niên. Mỗi nhân vật xuất hiện trên màn ảnh dù chính hay phụ đều được yêu cầu sự chăm chút về phục trang, hình ảnh chuẩn xác.

Trước khi ra rạp chính thức ngày 17.6, khán giả hiện đã có thể xem hai phiên bản phim Trịnh Công Sơn cùng Em và Trịnh với suất chiếu đặc biệt trên toàn quốc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.