• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Bóng đè - nỗi ám ảnh trong giấc ngủ

05/09/2015 04:18 GMT+7

Ai trong chúng ta cũng từng một lần bị bóng đè, đầu óc tỉnh, nhưng cơ thể như bị bó chặt, không thể nói khiến ta hoảng hốt, nó mất ngay sau vài giây những vẫn khiến ta ám ảnh trong nhiều giờ.

Lệ Thủy

 

Hiện tượng bóng đè đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưng tới nay chưa một ai đưa ra được các nguyên nhân cụ thể và xác thực. Họ chỉ đưa ra được kết luận rằng bóng đè chỉ xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên trở đi (từ 13 tuổi). Vậy bị bóng đè có thực sự nguy hiểm không? BS Nguyễn Văn Vinh - Trưởng khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ cung cấp thêm những nguyên nhân và cách phòng tránh về nỗi ám ảnh bóng đêm này.

 

Ảo giác.

4082137zim3w42

Khi một phần của vùng não có sự xáo trộn nhất định sẽ gây ra ảo giác. Vùng não đó có thể nằm ở một phần của thùy đỉnh – nằm ở phía trên và giữa não. Trong khi bóng đè, thùy đỉnh kiểm soát tế bào thần kinh trong não ra lệnh cho chân tay di chuyển, nhưng thực tế chân tay lại không di chuyển, động đậy được, nên não bị xáo trộn, tạo ra ảo giác về hình ảnh một người nào đó, khiến bạn bị “cứng người” nhưng có cảm giác rất tỉnh táo và nhận thức được hình ảnh, âm thanh xung quanh.

 

Bất ổn nhịp tim trong khi ngủ cùng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác mình bị “đè”.

Điều này làm cho bệnh nhân ngưng thở thường xuyên trong khi ngủ, gây xáo trộn cân bằng giữa oxy và CO2 trong máu. Não cảm nhận được sự giảm oxy và sự tăng CO2 này nên cho tín hiệu xuống để kích thích bệnh nhân thở lại và bệnh nhân thức giấc, đường thở mở ra lại để CO2 thoát ra ngoài và cho oxy vào. Tình trạng bóng đè có thể xảy ra khoảng từ 20 giây đến vài phút. Có người thường gặp hiện tượng bóng đè liên tục, trái lại, nhiều người chỉ trải qua hiện tượng bóng đè này 1 - 2 lần trong suốt cuộc đời.

 

Căng thẳng.

2313213

 

Căng thẳng tâm lý, lo lắng, sợ sệt, stress, những phiền muộn trong cuộc sống không được giải tỏa là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng bóng đè trong khi ngủ. Những bất an tinh thần làm kích thích lên vỏ não, khiến cơ thể người sẽ mệt mỏi, dẫn đến tình trạng giấc ngủ chập chờn, mộng mị, và bị hiện tượng bóng đè. Về bản chất khoa học, khi bóng đè xảy ra, vùng vỏ não được kích thích rất mạnh khiến con người trở nên tỉnh táo, không khác gì lúc thức. Thế nhưng lúc đó những mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể lại chưa được khai thông. Kết quả là người bị bóng đè cảm thấy tê liệt giống như có ai đang đè chặt tay chân mình.

 

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ.

Người bị hội chứng ngưng thở lúc ngủ thường phải thức dậy nhiều lần trong đêm để cố gắng thở lại nhưng đến sáng thức dậy lại không nhớ gì về những việc xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến chứng ngưng thở lúc ngủ thường do vòng cổ lớn (béo phì); lưỡi to, cằm lẹm, hàm dưới nhỏ, vẹo vách ngăn mũi, polyps, amidan to...

 

Nằm ngửa khi ngủ: cũng được xem là nguyên nhân gây bóng đè.

35737

 

Khi ngủ, bạn nằm ngửa, đặt tay lên ngực trái hay khi nằm nghiêng sang trái lâu, dẫn đến tim bị ép, cản trở lưu thông lên máu, khiến máu không chạy kịp lên não, dẫn đến não bộ thiếu oxy, phải “làm việc” quá sức, khiến giấc ngủ bị “rối loạn”, hiện tượng bóng đè xuất hiện. 

 

Mộng mị.

Mộng mị thường xảy ra khi bạn đang ngủ ở giai đoạn chập chờn, lúc này não bộ đang “mệt mỏi”, cần được nghỉ tuyệt đối, nhưng chỉ cần thêm các yếu tố kích thích nhỏ lại gây ra đáp ứng mạnh. Mặc đồ quá chật, tay đặt trên ngực trái, nằm nghiêng bên trái, không khí trong phòng nhiều CO2... cũng có thể gây bóng đè với các “cung bậc” sợ hãi. 

 

Không nguy hiểm khi bạn bị bóng đè.

Nó không gây ra “thiệt hại” cho cơ thể và chưa có trường hợp nào bị tử vong lâm sàng cho đến nay. Tuy nhiên nó lại tác động đến tâm lí tinh thần của người bị. Vì vậy, những người thường xuyên bị bóng đè cần “nuông chiều bản thân”, có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn trí óc hợp lý. Theo thời gian, bạn sẽ quên dần và không thấy bị bóng đè nữa. Khi bạn đã có được giấc ngủ đủ và đều đặn, vẫn còn gặp hiện tượng bóng đè, hãy đi đến gặp bác sỹ để điều trị bằng thuốc.

 

Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3 - 5 giờ.

 

Cup of joe 1

 

Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ. Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm bạn khó ngủ và hay mộng mị. Nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe. Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đối với người trưởng thành. Để giữ cho thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, bạn nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

 

Thuốc an thần trong thời gian ngắn, như thuốc chống trầm cảm sẽ được bác sỹ sử dụng cho người bị bóng đè thường xuyên.

 

bigstock-Pills-In-Hand-50162660

 

Thuốc chống trầm cảm tác động lên thần kinh cũng được dùng điều trị bệnh bóng đè có hiệu quả. Thuốc có tác dụng làm giảm bớt số lần và độ sâu của pha ngủ nhanh nên có thể ngăn chặn sự bất động khi bạn thức dậy hoặc khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ, giúp giảm những ảo giác cho bạn. Bạn có thể phải điều trị trong thời gian 1 - 2 tháng để xem thuốc có thể giúp cải thiện tình hình hay không.

 

Việc cố gắng thức dậy hoặc cử động chỉ khiến tình trạng bóng đè trầm trọng hơn.

Hãy đầu hàng chính mình và để nó thuận theo dòng chảy: Cố gắng thư giãn và nếu bạn cảm thấy một áp lực trên ngực của bạn, cố gắng thích nghi với nó chứ không phải là chống lại nó. Xoáy ngón tay và ngón chân của bạn có thể giúp chống lại tình trạng bóng đè. Bóng đè chủ yếu ảnh hưởng đến ngực, bụng và cổ họng. Bằng cách chuyển các chi, như ngón tay và ngón chân, bạn có thể thoát khỏi nó. Kiểm soát hơi thở của bạn: Nếu bạn kiểm soát hơi thở của bạn, bạn có thể kiểm soát nỗi sợ hãi của bạn. Cố gắng để hơi thở trở lại bình thường bằng cách sử dụng toàn bộ khả năng của phổi.  Bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và có thể thức dậy mà không có một vấn đề gì.

 

 

Top
Top