(TNO) Các nhà nghiên cứu Mỹ đã ghi nhận một mối liên hệ giữa việc tiếp xúc trong giai đoạn đầu với bisphenol A - hóa chất dùng để tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp kim loại đựng thực phẩm, với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, theo hãng tin UPI.
>> Hóa chất BPA khiến tế bào trứng bất thường
>> Chất BPA trong chai nhựa liên quan bệnh tim
>> Nhiễm BPA gây ảnh hưởng đến nhiều thế hệ
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ, phó giáo sư y khoa Kahthleen Donohue thuộc Đại học Columbia, và các cộng sự đã theo dõi 568 phụ nữ tham gia một cuộc nghiên cứu về việc tiếp xúc với môi trường của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Việc tiếp xúc với BPA được xác định bằng cách đo mức chất chuyển hóa BPA trong các mẫu nước tiểu được lấy trong giai đoạn 3 của thai kỳ và ở trẻ trong các độ tuổi 3, 5 và 7.
Các chuyên gia đã chẩn đoán hen suyễn ở độ tuổi từ 5-12 dựa trên các triệu chứng hen suyễn. Một bản câu hỏi đã được sử dụng để đánh giá mức độ khò khè.
Cuộc nghiên cứu cho thấy sau khi xem xét việc hút thuốc lá thụ động và những yếu tố khác được cho là có liên quan đến hen suyễn, việc tiếp xúc với BPA sau sinh có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ khò khè và hen suyễn.
Việc phơi nhiễm BPA trong giai đoạn 3 của thai kỳ có liên quan đến rủi ro bị khò khè ở tuổi lên 5, các nhà nghiên cứu nói.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Journal of Allergy and Clinical Immunology, số ra mới nhất.
Trùng Quang
>> Những công việc làm tăng nguy cơ hen suyễn
>> Tác nhân gây hen suyễn
>> Mẹ dị ứng phấn hoa, con tăng nguy cơ hen suyễn
>> Tránh dược phẩm “châm ngòi” hen suyễn
>> Thời điểm ăn cá giúp trẻ tránh bệnh hen suyễn
>> Paracetamol làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ
>> Món ăn cho người hen suyễn
Bình luận (0)