Nếu ai đã từng xem những bài anh viết trên trang cá nhân hay những lời cảm ơn, đánh giá trên Fanpage Phòng khám hiếm muộn Mẹ và Bé sẽ nhận ra anh được mọi người khen ngợi rất nhiều về việc giỏi chuyên môn, nhiệt tình, ân cần, ấm áp và đồng cảm với hoàn cảnh của từng bệnh nhân khác nhau.
Rất nhiều những đánh giá và tâm sự của các cặp vợ chồng hiếm muộn trên Fanpage về bác sĩ Thân Trọng Thạch
Là một bác sĩ tôi luôn đặt hoàn cảnh người bệnh là người nhà của mình, đứa bé trong bụng họ là con là cháu mình để ra quyết định điều trị. Khi đó, các quyết định đưa ra sẽ hợp lý hơn, đúng cả chuyên môn và tình người, tránh ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài hơn".
Anh là một trong số ít bác sĩ trẻ trong giới hiếm muộn nhưng thành tích khá nổi bật về chuyên môn cũng như học thuật trong nghiên cứu khoa học bởi đơn giản theo lời anh nói: "Tôi dành cả thanh xuân chỉ để học và làm. Tôi là người đam mê cái mới, cái hay trong lĩnh vực tôi làm, có cơ hội là tôi lên đường đi học ngay, học về ứng dụng được cho bệnh nhân của mình thì quá tốt, còn nếu chưa có cơ hội để ứng dụng thì học để thỏa nỗi đam mê của tuổi trẻ cũng rất hay. Giờ đây, mỗi khi đi hội nghị Quốc tế tôi đã tự tin hơn rất nhiều vì mình đã từng học hoặc từng làm rồi, không còn khoảng cách như ngày xưa nữa. Tôi cũng hy vọng mình có thể tạo nên động lực cho các bạn trẻ phấn đấu làm được - đó mới là đóng góp quan trọng nhất cho ngành Y chứ không chỉ riêng bản thân tôi".
Sau khi tốt nghiệp BS đa khoa 6 năm, bác sĩ Thạch thi đậu bác sĩ nội trú Sản phụ khoa danh giá của ĐHYD TP.HCM, anh chia sẻ "Năm đó trường dự định tuyển 6 nội trú Sản nhưng chỉ có 4 bác sĩ đủ điểm trên 7.0 về chuyên môn". Ba năm học nội trú anh dọn nhà vào bệnh viện ở 24/24, lê lết từ bệnh viện Hùng Vương, Gia Định và Từ Dũ thì khoảng thời gian ở Từ Dũ là khoảng thời gian ảnh hưởng đến định hướng tương lai của nhiều nhất. Năm cuối, khi bén duyên làm việc cùng một bác sĩ hiếm muộn khác, điều đó thúc đẩy anh trở thành bác sĩ Thạch như bây giờ.
Chân dung bác sĩ Thạch - người đem đến những thiên thần nhỏ cho nhiều gia đình
Hành trình để trở thành chính mình ngay bây giờ không hề dễ dàng. Anh cũng đã trở thành giảng viên tại Đại Học Y Dược TP.HCM và hợp tác với bệnh viện Đại Học Y Dược cơ sở 4 (bây giờ là BV Mekong). Tại đây anh đã gặp được người thầy hỗ trợ anh không chỉ về mặt chuyên môn mà còn cả kiến thức, truyền lửa cho anh để tiếp tục vững tin trên con đường đã chọn
Sau đó, với ý chí ham học hỏi và cầu tiến, bác sĩ Thân Trọng Thạch tiếp tục tự túc sang Singapore để học về IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) dù có những lúc anh nản lòng do khó khăn về tài chính. Những trải nghiệm nơi đây luôn là hành trang quý giá anh luôn trân trọng. Cùng vì vậy, anh luôn động viên các học trò của mình bổ sung và cập nhật kiến thức mọi lúc mọi nơi. ‘’Những gì tôi nói hôm nay chưa chắc năm sau còn đúng, và 05 năm sau nhiều khả năng là sai hết rồi, cho nên phải học mỗi ngày để tránh lạc hậu.’’
Bác sĩ Thạch vui mừng đón những em bé đặc biệt
Sau khi học xong trở về Việt Nam, anh được chuyển lên khoa IVF bệnh viện Hùng Vương. Anh trở thành bác sĩ giảng viên và tham gia ở khoa IVF tại đây. Cũng chính nơi này, anh gặp người thầy tiếp theo, là bác sĩ trưởng khoa đã giúp đỡ anh. Từ đó anh tự tin hơn để viết bài báo cáo đầu tiên tại hội nghị IVF Experts meeting năm 2015, một bước khởi đầu thuận lợi việc làm nghiên cứu khoa học của mình. Đây cũng là tiền đề để anh tiếp tục tham gia các hội nghị quốc tế khác như ASRM tại Mỹ đến ESHRE của Châu Âu. Đến thời điểm này, anh có thể tự tin nói rằng công nghệ IVF của Việt Nam không hề thua kém các nước trên thế giới và chuyển môn của bác sĩ nước nhà cũng rất giỏi.
‘’Tôi vui vì trên hành trình này, mình luôn đồng hành sát cánh cùng những cặp đôi hiếm muộn trên hành trình tìm kiếm những thiên thần, đối với họ tôi không những là Bs điều trị mà còn là một người bạn đồng hành cùng họ, tôi hiểu những khó khăn của họ vì tôi cũng đã từng trải qua những khó khăn thử thách như vậy trên con đường tìm kiếm thiên thần của bản thân tôi.’’
Bình luận (0)