Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn bán được 200.000 Euro

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
31/03/2023 08:32 GMT+7

Tin vui cho tác phẩm Chân dung Mẹ tôi của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn - được Drouot phát trực tuyến buổi đấu giá tối qua - khi tiếng búa gõ xuống đã xác định mức giá 200.000 Euro (khoảng 5,1 tỉ đồng).

Bức tranh sơn dầu đặc sắc Chân dung Mẹ tôi vẽ cụ Nguyễn Thị Lân, mẹ họa sĩ Nam Sơn, ngồi một cách uy nghi trên ghế. Bà đội mũ khăn và khoác áo theo Phật giáo truyền thống. Quanh cổ là chuỗi tràng hạt, ngực đeo Kim Khánh "Tiết hạnh khả phong" do vua Bảo Đại ban năm 1927 (dưới thời Phụ chính Đại thần Tôn Thất Hân), trên gối tay cầm quyển kinh.

Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được gõ búa 200.000€  - Ảnh 1.

Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được gõ búa 200.000€  - Ảnh 2.

Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được gõ búa 200.000€  - Ảnh 3.

Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được gõ búa 200.000€  - Ảnh 4.

Bức tranh sơn dầu vẽ cụ Nguyễn Thị Lân, mẹ họa sĩ Nam Sơn đấu giá tối qua

Nhìn chung, không có màu sắc rực rỡ, tất cả hiện lên nét dè dặt, chừng mực, trang nghiêm. Nền tranh màu vàng đất, với nhiều sắc thái, cho chúng ta cảm tưởng đó là một bức tranh đã cũ, cổ kính với thời gian.

Được biết, trong bức tranh áo của mẹ họa sĩ Nam Sơn được vẽ với nhiều sắc xanh khác nhau, trên cùng một gam màu, hiện rõ nét sơn dầu, phương pháp Tây phương, do ảnh hưởng của hai người thầy của họa sĩ là Victor Tardieu và Jean-Pierre Laurens, nhưng bố cục của tranh hoàn toàn có nét Đông phương, theo phong cách tranh thờ.

Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được gõ búa 200.000€  - Ảnh 5.

Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được gõ búa 200.000€  - Ảnh 6.

Thông tin và hình ảnh phiên đấu giá tối qua 30.3

Nhà nghiên cứu nghiên cứu Ngô Kim Khôi

Đại diện gia đình họa sĩ Nam Sơn cho biết thêm: "Sau khi trưng bày tại Triển lãm Thuộc địa Paris 1931, Chân dung Mẹ tôi tham dự triển lãm tại Salon Hội Nghệ sĩ Pháp năm 1932, trưng bày tại sảnh XXV tại Đại Cung điện, được phân loại theo mục "Hội họa", dưới số hiệu 1804 trong lưu trữ của Hội Nghệ sĩ Pháp, in trong vựng tập Salon 1932, trang 90, và minh họa trên trang 86".

Tác phẩm của Nguyễn Nam Sơn tại triển lãm Salon 1932 từng được nhiều báo chí nhắc đến. Báo Comoedia, số ra ngày 4.3.1932 đã đăng ảnh chụp Chân dung Mẹ tôi lên trang nhất, với một bài viết của Yvanhoé Rambosson ngợi ca: "Tôi không ngần ngại tuyên bố rằng Nam Sơn là một nghệ sĩ có giá trị chắc chắn. Bức chân dung của mẹ ông trong trang phục nghi lễ có độ chính xác về sắc màu và sức truyền cảm cao quý".

Theo nhà nghiên cứu nghiên cứu Ngô Kim Khôi - cháu ngoại của họa sĩ Nam Sơn (1890-1973): "Tất cả diễn ra trong một thoáng chốc, bắt đầu bằng giá 150.000 Euro. Theo bước giá 10.000 Euro, nhảy lên 200.000 Euro, chưa đến 30 giây. Thong thả, đắn đo ở mức giá này rất lâu, tưởng như vô tận, mà thật ra chỉ hơn một phút sau đó, không thấy ai đưa mức giá cao hơn… “Adjugé !” cùng tiếng búa gõ xuống vang lên dư âm khô khan…".

Bức tranh 'Chân dung Mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được gõ búa 200.000€  - Ảnh 7.

Họa sĩ Nam Sơn (1890-1973)

Nhà nghiên cứu nghiên cứu Ngô Kim Khôi

Nhận xét về phiên đấu giá bức tranh Chân dung Mẹ tôi, nhà nghiên cứu nghiên cứu Ngô Kim Khôi cho rằng: "Có một vài vấn đề cần nói: Trước khi đấu giá, kênh trực tuyến nhảy đi nhảy lại, rất nhiều người đấu online không vào được. Họ than phiền khi vào được thì đã đấu xong. Một số thông báo rằng họ bị cọc cao và rất nhiều dân chuyên đấu không được vào do báo bị nợ bên này… Đấu giá một bức tranh là một cái “duyên” không nói trước được".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.