Bún riêu trong trí nhớ của tôi là một món ăn vỉa hè, có giá tầm 15.000 – 20.000 đồng/tô. Bún riêu chắc chắn là sẽ có bún, vài lát đậu hũ chiên, huyết miếng, chả và chan lên trên thứ nước lèo nhuộm đỏ bởi màu thực phẩm.
VIDEO: Ngày mưa, ghé quán bún riêu "lên đời" ở chợ Bến Thành
Thực hiện: Lê Nam - Lưu Trân
|
tin liên quan
Những xe ôm dùng tay, 'xổ tiếng Anh' bắt khách ngay trung tâm thành phốGiữa thời buổi công nghệ, Grab, Uber họ vẫn miệt mài dùng tay ngoắc, lâu lâu xổ một tràng tiếng Anh 'bồi' để mời đi xe ôm. Một nửa đời trên những chuyến xe chạy suốt đêm ngày, những người lái xe ôm ở phố Tây đã đi cùng biết bao thăng trầm nơi bến đậu nhộn nhịp ấy.
Để rồi hôm nay, cơn mưa bất chợt đã đưa đẩy tôi ghé vào trú tạm dưới mái hiên căn nhà số 4 Phan Bội Châu (phường Bến Thành, quận 1). Hay nói đúng hơn, tôi đang trú mưa ngay trước một “quán bún riêu bán trên gánh”.
Mùi hương thơm lừng từ nồi nước lèo khiến cái bụng tôi bắt đầu sôi ùng ục lên, thì như đã nói lúc nãy, bây giờ cũng “cực chẳng đã” vì đói và lạnh, tôi mới bấm bụng ăn tô bún riêu cho xong bữa trưa.
Không gian quán khá nhỏ, có tầm 8 chiếc bàn inox loại thấp được kê thành 2 dãy sát tường. Bất ngờ thứ nhất với tôi là trên tất cả các bàn đều… trống trơn, không có các loại gia vị ăn kèm như chanh, ớt, mắm tôm, thậm chí cả đồ đựng đũa, muỗng cũng không thấy tăm hơi.
Gọi 1 tô đầy đủ, tôi lại tiếp tục bất ngờ lần thứ hai khi tô bún riêu được anh phục vụ đem ra vô cùng đơn điệu, đơn điệu một cách có chủ ý. Trong tô bún gồm có bún sợi nhỏ, huyết miếng, đậu hũ chiên, và chả cua. Đúng, không phải riêu cua mà là chả cua, mỗi thứ đều chỉ có duy nhất 1 miếng với kích cỡ rất to.
|
Bún riêu sẽ được ăn kèm với bắp chuối, giá, rau muống chẻ và rau thơm, rau có thể ăn sống hoặc nhờ chủ quán trụng chín lại theo yêu cầu của thực khách. Sau khi đưa cho tôi đũa, muỗng cùng 1 đĩa nhỏ đựng mắm tôm, mắm me và ớt xay nhuyễn, anh phục vụ vui vẻ nói: “Nước chấm này là thứ quyết định độ ngon của tô bún đó nha”.
tin liên quan
Chủ phở Tàu Bay 'nhượng bộ' cho thêm rau giá và sự thật chuyện '2 phe'Phở Tàu Bay có mặt ở Sài Gòn vào năm 1954, quán nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon và sự "bảo thủ" của chủ quán. Sau năm 1980, phở Tàu Bay đã có những thay đổi đáng kể...
|
Tôi ấn tượng với nước lèo ở đây nhất, không mặn, không nhạt, trong veo và có vị ngọt thanh rất ngon. Đối với những người thích ăn mặn thì nên thêm chút nước mắm me để nước lèo có vị đậm đà hơn. Xong phần nước, giờ đến phần "cái"…. Theo bà Mai Thị Liên (55 tuổi, chủ quán) thì các món ăn kèm như huyết, chả cua đều do các thành viên trong gia đình tự làm. Riêng đậu hũ thì đặt hàng, nhưng phải làm theo công thức của gia đình bà.
|
“Chả cua thì làm từ tối hôm trước để hôm sau bán, còn huyết miếng thì cứ 7 giờ sáng mới bắt đầu làm, bán hết lúc nào thì làm thêm lúc đó. Huyết ở đây tui làm là huyết vịt, khi ăn nó sẽ có độ dai và giữ nước ở trong nhiều hơn, làm cho miếng huyết ngọt và được nóng lâu”, bà Liên cho biết.
tin liên quan
Đột nhập khách sạn 'ổ chuột' giá bèo ở Sài GònẨn khuất đâu đó trong lòng thành phố là những căn phòng chật hẹp, tồi tàn được cho thuê với giá rẻ bèo. Đó là nơi dung thân cho những khách thập phương đang miệt mài mưu sinh trên đất Sài Gòn.
|
Về công thức làm chả cua, bà tiết lộ do chính bà ngoại truyền lại từ thời còn bán hàng rong: “Năm 1978, lúc đó tui mới học lớp 2 thôi. Ngoại với mẹ tui gánh bún riêu đi bán rong, thường thì hay ngồi ngay trước cửa Đông chợ Bến Thành”.
Lúc bấy giờ, gánh bún riêu của mẹ bà Liên chỉ có khoảng 20 cái tô đá nhỏ, khách tới ăn đông quá không có tô để bán, “phải đợi người này ăn xong mình rửa sạch rồi lau khô mới có bán cho người tiếp theo”. Vậy mà khách cứ đông như nêm, có lẽ hương vị đặc trưng của món ăn đã khiến gánh bún riêu trở thành địa điểm ăn uống được lòng rất nhiều người Sài Gòn. Từ người có thu nhập cao cho đến người lao động nghèo, từ ca sĩ, diễn viên cho đến các em học sinh, sinh viên đều muốn ghé ăn.
|
|
|
“Mới 2 năm nay là nhà tui mới dành dụm được tiền để thuê mặt bằng mở quán bán. Thời thế thay đổi, vỉa hè không còn là chỗ mưu sinh nữa, muốn tồn tại lâu dài trong ngành ăn uống thì phải đảm bảo được tiêu chí ngon, vệ sinh, giá cả hợp lý”, bà Liên nói.
tin liên quan
Người Sài thành ăn bánh cuốn nghe chuyện 'kiếp chồng chung' nửa thế kỷKhông phải bánh cuốn nơi nào cũng giống nhau. Và ắt hẳn, phải có sự khác biệt nào đó thì bánh cuốn Song Mộc trở nên đặc biệt, thu hút thực khách suốt 63 năm qua.
|
|
Một thực khách tên Nam (người gốc Hà Nội) nhận xét: “Tôi vào Sài Gòn làm việc đã lâu rồi, nhưng chưa bao giờ dám ăn bún riêu vì nhìn nước lèo đỏ đỏ có vẻ không vệ sinh lắm. Tuy nhiên, ăn bún riêu ở đây thì tôi lại rất thích, nước trong, chả cua ngon, và quan trọng là tôi cảm thấy sạch sẽ. Lần đầu tiên tôi ăn hết 1 tô bún riêu và thấy hài lòng như vậy”.
tin liên quan
Người Sài thành xì xụp lẩu mắm 22 năm không bảng hiệu, bán chỉ 5 tiếngChỉ bán từ 16 giờ đến 21 giờ tối nhưng quán lẩu mắm cù lao miền Tây bán đầu hẻm trên đường Điện Biên Phủ không bảng hiệu, không trang trí cầu kì vẫn hút khách nhờ vị mắm đậm đà.
|
|
|
Tôi chợt nghĩ, đúng là hiếm có nơi nào phong phú về ẩm thực như thành phố này. Đủ các món ăn kết hợp Đông - Tây, kim cổ giao thoa, từ cửa hàng thức ăn nhanh cho đến các hàng quán bình dân với tuổi đời gần nửa thế kỷ vẫn có thể hài hòa 1 cách thú vị như vậy.
Và có lẽ cũng nhờ đó mà tôi đã có cái nhìn khác, mới hơn và tích cực hơn về món bún riêu Sài Gòn...
tin liên quan
Quán sữa tươi có gì mà người Sài Gòn kiên nhẫn xếp hàng chờ uống?Bẵng đi một thời gian "cũng không dài cho lắm", hôm nay tôi có việc phải đi ngang đường Phùng Khắc Khoan thì vô tình thấy cảnh cả dãy người đang ngồi nép sát trên vỉa hè để... uống sữa.
Bình luận (0)