• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Bùng phát bạo động tại Ai Cập

28/01/2013 03:00 GMT+7

Ai Cập lại rơi vào khủng hoảng chính trị, xã hội sau khi bạo động bùng nổ ở nhiều thành phố từ cuối tuần đến hôm qua.

Theo AFP, đụng độ bắt đầu nổ ra ngày 25.1, ngày “kỷ niệm” 2 năm cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak. Nhân dịp này, phe đối lập tổ chức biểu tình phản đối chính phủ trên toàn quốc. Hầu hết đều dẫn đến xô xát, làm ít nhất 9 người thiệt mạng và 530 người bị thương.

Từ thủ đô Cairo đến nhiều thành phố khác, các cuộc xuống đường trở nên hỗn loạn khi người chống đối ném đá, chai lọ, bom xăng về phía cảnh sát còn lực lượng an ninh đáp trả bằng hơi cay.

Trong lúc đó, tại thành phố đông bắc Port Said, bạo động nổ ra sau khi 21 cổ động viên của đội bóng địa phương Al-Masry bị tòa tuyên án tử hình vào ngày 26.1, làm ít nhất 32 người thiệt mạng và 312 người bị thương. Những người nói trên bị buộc tội kích động vụ ẩu đả làm 74 người chết trong trận đấu giữa đội nhà với đội Al-Ahly hồi đầu tháng 2.2012. Những người ủng hộ đội Al-Ahly tuyên bố sẽ “làm lớn chuyện” nếu bản án “không nghiêm khắc”. Đặc biệt, nhóm cổ động viên quá khích của

Al-Ahly có vai trò khá quan trọng trong phong trào phản đối ông Mubarak hồi năm 2011. Thân nhân của các bị cáo tại Port Said thì cho rằng cơ quan pháp lý vì áp lực chính trị mà xử quá nặng nên tổ chức biểu tình phản đối. Quân đội đã được điều đến các thành phố Port Said và Suez để vãn hồi trật tự.

Lan Chi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.