Điều 51 của Hiến chương LHQ quy định cụ thể về quyền phòng vệ cá nhân và phòng vệ tập thể. Tuy nhiên, cho tới nay, Nhật hiểu và vận dụng điều 9 trong hiến pháp nước này theo hướng không sử dụng quyền phòng vệ tập thể như quy định trong điều 51 của Hiến chương LHQ.
Nội dung mấu chốt của phòng vệ tập thể, theo định nghĩa của LHQ là nước này giúp nước kia tự phòng vệ. Trong trường hợp Nhật, chủ ý của ông Abe không phải là sửa đổi hiến pháp hiện hành nhằm thực hiện quyền phòng vệ tập thể mà tìm cách hiểu hiến pháp hiện hành theo hướng có thể hợp pháp hóa được chuyện phòng vệ tập thể. Ông Abe không giấu diếm ý định thúc đẩy sửa đổi hiến pháp bị áp đặt từ sau Thế chiến thứ hai để mở rộng phạm vi hoạt động cho quân đội. Ông Abe nhìn nhận trong sự mở rộng đó cơ hội để gây dựng vai trò chính trị an ninh khu vực và thế giới. Tuy ông Abe không nêu cụ thể sẽ giúp ai tự phòng vệ nhưng có thể dễ dàng xác định được diện đối tượng hàng đầu là những đồng minh và đối tác chiến lược, chẳng hạn như Mỹ và ở khu vực Đông Bắc Á có Hàn Quốc.
Về phương diện định hướng chính sách thì cả việc đề cập đến và lựa chọn quyền phòng vệ tập thể này là bước chuyển rất quan trọng trong chiến lược đối ngoại, an ninh và quân sự của Nhật Bản.
La Phù
>> Trung Quốc đóng thêm tàu sân bay đối phó với Nhật Bản
>> Nhật Bản điều quân, khí tài quân sự đến đảo sát Đài Loan
>> Quân đội Nhật Bản đẩy mạnh quảng bá hình ảnh
Bình luận (0)