Bước đi sáng suốt trong đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam

18/04/2019 18:51 GMT+7

Hồi tháng 4.2018, Tập đoàn Gulf Energy Development do tỉ phú ngành năng lượng Thái Lan Sarath Ratanavadi nắm quyền kiểm soát đã hợp tác với Tập đoàn TTC để thực hiện các dự án năng lượng mặt trời và dự án điện gió ngoài biển.

Bao gồm các dự án Nhà máy điện mặt trời TTC số 01 và TTC số 02 ở phía nam tỉnh Tây Ninh và một dự án năng lượng mặt trời và điện gió Bến Tre, với tổng công suất lắp đặt khoảng 460 megawatts (MW). Bên cạnh đó, Gulf cũng đang tiếp cận các dự án điện khí LNG với tổng mức đầu tư lên đến gần 8 tỉ USD.
Việc Gulf Energy Development đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam không chỉ là bước đi chiến lược để mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, mà cũng đã nhận được sự ủng hộ tại thị trường năng lượng Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay, khi mốc 30.6.2019 cận kề - đây là thời gian để các dự án điện mặt trời được hưởng mức giá ưu đãi 9,35 cents/kWh theo Quyết định 11 của Thủ tướng Chính phủ năm 2017… Nhiều quan tâm đặt ra là Gulf đang hiện thực các mục tiêu của mình như thế nào?
2 dự án là TTCIZ 01 và 02 tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. TTCIZ 01 công suất 68,8 MWp có ngày vận hành thương mại là 6.3.2019 và TTCIZ 02 công suất 49 MWp đã đóng điện hòa lưới 16.4.2019 và đang chờ chứng nhận ngày vận hành thương mại.
Đây là 2 dự án mà Gulf hợp tác với TTC trong số 6 dự án mà Tập đoàn TTC và các đơn vị thành viên đã đóng điện tính đến thời điểm hiện nay. Số lượng dự án đóng điện toàn quốc tính đến hiện tại là 13 dự án và tất cả các doanh nghiệp phát triển năng lượng đều đang tiếp tục chạy đua cán mốc 9,35 cents, nhưng ước tính số lượng này sẽ không nhiều.
Hai nhà máy này đã chính thức hòa lưới điện quốc gia
Hai nhà máy này đã chính thức hòa lưới điện quốc gia
Các doanh nghiệp sẽ phải giải quyết được các vấn đề pháp lý về đầu tư, thủ tục đất đai, đền bù giải tỏa và các quy trình thủ tục điện lực, cũng như nguồn vốn đầu tư mà bản thân các ngân hàng hiện nay cũng còn khá dè dặt khi phê duyệt các gói vay phát triển năng lượng tái tạo.
Với nhà máy còn lại, Gulf đang chuẩn bị triển khai dự án Điện mặt trời Bến Tre 30 MWp và bắt tay thi công dự án Điện gió Bình Đại giai đoạn 1 là 30 MW trên tổng công suất tiềm năng là 310 MW đang được hoàn thiện pháp lý. Việc thi công sẽ được thực hiện theo phân kỳ… tiến tới mốc 310 MW, và mở rộng ra gần 500 MW, đáp ứng mốc thời gian tháng 11.2021 theo Quyết định số 39/2018 về việc cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Như vậy, là ngoài dự án Điện mặt trời Bến Tre có công suất 30 MWp đang chờ hoàn thiện pháp lý, nên sẽ hưởng giá bán điện dành cho Vùng 3 - theo Dự thảo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, tất cả các dự tính của Gulf đến thời điểm hiện nay đều đang được thực hiện sít sao… với gần 150 MWp điện mặt trời, 500 MWp điện gió… và danh mục chưa được công bố về các dự án M&A khác để đảm bảo mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cán đích 1.000 MW.
Đây là hướng đi sáng suốt bên cạnh việc phát triển khu phức hợp năng lượng khí gas tại tỉnh miền trung Ninh Thuận của Gulf. Khu phức hợp này được thiết kế với bốn nhà máy và công suất kết hợp là 6.000 MW. Tổng vốn đầu tư ước tính là $7,8 tỉ USD.
Với nhu cầu tăng trưởng điện năng của Việt Nam bình quân 10%/năm, và xu thế tiếp cận của các tập đoàn nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, Gulf đang là tập đoàn năng lượng lớn nhất tại Thái Lan có bước đi tiên phong và đạt được các thành quả thực tiễn tại thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.