Bước tiến mới trong phát hiện ung thư cổ tử cung

Từ tháng 10.2015, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đưa xét nghiệm Liqui-Prep Pap vào quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung (UTCTC) nhằm nâng cao chất lượng tầm soát và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Từ tháng 10.2015, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đưa xét nghiệm Liqui-Prep Pap vào quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung (UTCTC) nhằm nâng cao chất lượng tầm soát và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tư vấn cho chị em phụ nữ về UTCTC - Ảnh: M.NBệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tư vấn cho chị em phụ nữ về UTCTC - Ảnh: M.N
Đừng để giai đoạn cuối mới chữa bệnh
UTCTC là một trong các bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ trên 35 tuổi, mỗi năm thế giới có khoảng 500.000 ca UTCTC phát sinh và 80% ca bệnh tập trung ở các nước đang phát triển. Người ta cho rằng, UTCTC là bệnh lý của những người nghèo, tuy nhiên người giàu cũng không ngoại lệ bởi chung quy đều do chủ quan, không quan tâm việc khám tầm soát, phát hiện bệnh.
Tại hội thảo Nâng cao nhận thức về UTCTC diễn ra ở Hà Nội vừa qua, các nhà khoa học công bố con số khiến nhiều chị em phụ nữ choáng váng. Đó là mỗi ngày, nướ ta có 9 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này, cứ khoảng 100.000 phụ nữ VN thì có 20 người mắc UTCTC với 11 trường hợp tử vong.
Có thể nhiều chị em chưa cảm thấy sự phổ biến của UTCTC, nhưng sự thật là căn bệnh này gây chết người chỉ sau ung thư vú. Do vậy, mỗi phụ nữ VN cần phải biết tự bảo vệ mình, bởi lẽ, UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ chị em nào trong độ tuổi từ 20 đến 45. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng với nữ giới vì họ bắt đầu cuộc sống làm vợ, làm mẹ. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ VN vì thiếu kiến thức về UTCTC hoặc e ngại, mặc cảm với gia đình, người thân, bạn bè nên có nhiều trường hợp khi bệnh đã vào giai đoạn cuối, họ mới đến bệnh viện.
Có nhiều nguyên nhân gây ra UTCTC, có thể do nhiễm virus HPV (Human papillomavirus), bệnh lây qua đường tình dục (STD), hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch… UTCTC tuy là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu phát hiện và điều trị sớm thông qua việc tầm soát thường xuyên. Bắt đầu từ thập niên 50, phương pháp xét nghiệm PAP thường quy ra đời đã giúp giảm thiểu tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung đến 70%. Tuy nhiên, PAP thường quy có nhược điểm là độ nhạy của nó chỉ đạt từ 50 đến 75%.
Bước tiến mới trong phát hiện ung thư cổ tử cung 2
Phương pháp Liqui-Prep Pap
Từ tháng 10.2015, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đưa vào sử dụng phương pháp xét nghiệm Liqui-Prep Pap vào quy trình chẩn đoán và điều trị UTCTC, nhằm nâng cao chất lượng tầm soát và phát hiện bệnh. Hiện nay, xét nghiệm Liqui-Prep là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, tăng độ nhạy phát hiện bệnh, cho độ chính xác đến 70-95%, tăng 20% so với phương pháp cũ PAP thường quy và đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng. Xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test đã được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận năm 2004 và phương pháp này hiện đang ứng dụng hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.
Phương pháp Liqui-Prep khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ như xử lý chất nhầy, hồng cầu và tế bào viêm, từ đó tế bào biểu mô bất thường trên phết nhúng dịch được phát hiện dễ dàng hơn. So với phương pháp truyền thống, Liquid-Prep Pap Test là bước cải tiến vượt bậc, thông qua công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc giúp tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.
Từ ngày 19 đến 31.10, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng triển khai chương trình hỗ trợ cho chị em phụ nữ tầm soát UTCTC gồm: hỗ trợ 50% chi phí siêu âm sản phụ khoa (đầu dò âm đạo), hỗ trợ 50% chi phí dịch vụ Pap smear (theo phương pháp liquid-prep). Số lượng ưu đãi có giới hạn, mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, 161 Nguyễn Văn Linh, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, điện thoại 05113.509.808 – 05113.991.451 - email: contactus.danang@hoanmy.com
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.