Hai điều này cùng với những nội dung chính của cuộc điện đàm được cả hai phía công bố đều cho thấy chính quyền mới ở Mỹ và ông Trump dường như đã có sự điều chỉnh nhất định chủ định chính sách đối với chính quyền Palestine nói riêng và đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine nói chung.
Trước cũng như từ sau khi nhậm chức, ông Trump không giấu giếm sự thiên vị rõ ràng có lợi cho Israel. Ông Trump đã hai lần điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và ông Netanyahu là một trong những người đứng đầu chính phủ nước ngoài đầu tiên làm khách của ông Trump ở Nhà Trắng.
Ngoài ra, ông Trump còn có những phát biểu và chủ ý khiến phía Palestine không thể không lo ngại như chuyển đại sứ quán Mỹ ở Israel về Jerusalem hay ngỏ ý Mỹ không bám giữ vào nguyên tắc cơ bản của giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine là có nhà nước độc lập cùng tồn tại. Nếu chính quyền mới ở Mỹ thực hiện những điều này thì tiến trình hòa bình và hòa giải giữa Israel và Palestine suốt từ bao lâu nay sẽ bị thụt lùi đáng kể, nếu như không muốn nói là bị đảo ngược.
Bây giờ, ông Trump chủ động điện đàm với ông Abbas và phái đoàn của Mỹ ở LHQ cũng đã chủ động tiếp xúc với phái đoàn của Palestine. Ông Trump lại còn mời ông Abbas sang Mỹ, cam kết ủng hộ hòa bình bền vững giữa Israel và Palestine đồng thời hậu thuẫn việc Israel và Palestine đàm phán hòa bình trực tiếp. Đấy là bước tiến nhỏ của ông Trump sau bước lùi lớn. Nó chưa đủ mức tiến để gỡ lại mức lùi, nhưng dù sao cũng vẫn là bước tiến.
tin liên quan
Tổng thống Trump mời lãnh đạo Palestine đến Nhà TrắngReuters ngày 11.3 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đến Nhà Trắng sau khi hai lãnh đạo có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.
Bình luận (0)