(TNO) Một người đàn ông vừa bắt gặp một con bướm Attacus (còn gọi là bướm Atlas hay bướm khế) đang đậu trên một đường mòn nhỏ ở Malaysia với sải cánh khoảng 25cm, theo Daily Mail.
|
Sandesh Kadur đã bắt gặp con côn trùng khổng lồ này khi anh lái xe qua một khúc quanh ở vùng phía đông dãy núi Himalaya.
Anh Kadur không bỏ qua cơ hội, lập tức chụp ảnh con bướm này. Anh miêu tả con bướm “cực kỳ lớn”.
Loài bướm này được đặt tên là Atlas vì những đường vân ngang dọc nhiều màu sắc trên cánh của chúng gợi nhớ đến những vạch trên bản đồ.
Ở Trung Quốc, chúng được gọi là “bướm đầu rắn” cũng vì những hoa văn trên cánh giống như da rắn.
Các nhà khoa học cho biết các đường vân này dùng để dọa những loài thiên địch nguy hại.
Bướm Atlas được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt ở Đông Nam Á và cũng khá phổ biến ở khu vực quần đảo Malaysia.
Để đạt kích thước sải cánh từ 25cm trở lên, một con nhộng phải mất thời gian khoảng 6 tuần.
Nhưng loài bướm này chỉ sống được khoảng hai tuần. Chúng không có miệng hoàn chỉnh mà chỉ sống nhờ vào chất béo mà chúng tích lũy được khi còn là nhộng.
Chúng là những loài sinh vật có quỹ đạo bay không mấy đẹp mắt và cũng chẳng bay xa. Mục tiêu của chúng khi lột xác trở thành bướm đó là để duy trì nòi giống.
Ngát Ngọc
>> Vào rừng thẳm tìm thuốc quý
>> Cuộc viễn chinh tìm rồng Tây phương
>> “Cá chuồn” khổng lồ
>> Phát hiện "bướm khổng lồ" ở Long An
>> Bình Dương: Bắt được con bướm khổng lồ
>> “Bướm khổng lồ” xuất hiện ở vùng cao Quảng Nam
Bình luận (0)