Bướu giáp nhân

15/10/2014 09:13 GMT+7

Tuyến giáp nằm ở vùng cổ phía trước. Tuyến giáp sản xuất ra hormon tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng trong cơ thể.

Nhân giáp là tổn thương dạng khối khu trú nằm trong tuyến giáp, có thể đặc hoặc chứa dịch. Đa số không gây triệu chứng, có thể được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bệnh nhân, người xung quanh hoặc bác sĩ. Một số ít nhân giáp là ung thư. Một số nhân giáp được phát hiện tình cờ khi làm siêu âm doppler mạch cổ, chụp cắt lớp vi tính.

Nhân giáp có thể là đơn độc hoặc đa nhân, lành hoặc ác tính, có hoặc không có cường năng (nhân độc tuyến giáp).

Tại sao cần đi khám:

Bạn cần khám bác sĩ khi:

- Phát hiện khối to bất thường vùng cổ, nhất là khi gây khó thở hay nuốt khó hoặc khàn tiếng.

-  Có triệu chứng nghi ngờ cường giáp: sút cân nhanh, hồi hộp, lo lắng, run tay, mất ngủ, đi ngoài lỏng kéo dài…

- Đau khi nhân giáp bị chảy máu hoặc hoại tử.

- Tiền sử gia đình có người bị ung thư giáp.

Các xét nghiệm cần làm:

- Máu (TSH và FT4): đánh giá chức năng tuyến giáp, xác định có cường giáp hay suy giáp.

- Siêu âm tuyến giáp: phát hiện nhân kích thước dưới 1 cm và gợi ý các dấu hiệu nghi ngờ ác tính nhưng không có giá trị khẳng định chẩn đoán.

- Chọc hút tế bào học nhân giáp bằng kim nhỏ: đây là phương pháp có giá trị quyết định xem một nhân giáp là lành tính hay ác tính.

Điều trị:

- Bướu nhân độc tuyến giáp:

+ Đại đa số là nhân lành tính. 

+ Điều trị nội khoa trước khi phẫu thuật loại bỏ nhân độc hoặc điều trị bằng I131.

- Nhân giáp có chèn ép:

+ Phẫu thuật

+ I131 có thể giảm thể tích 30 - 40% sau 3 tháng. 

- Nhân giáp không chèn ép và không gây cường giáp: chỉ phẫu thuật khi nghi ngờ nguy cơ cao: to trên 3 cm, kích thước to nhanh, siêu âm gợi ý ác tính cao, tế bào học ác tính.

Theo dõi bệnh:

- Nhân giáp lành tính:

+ Thường phát triển chậm, có thể tiến triển thành bướu đa nhân.

+ Theo dõi tốc độ phát triển: siêu âm lại mỗi 3 - 6 tháng, chọc hút lại nếu to nhanh hay nghi ngờ trên siêu âm. Nếu siêu âm ổn định xét dãn nhịp theo dõi.

+ Theo dõi tái phát sau phẫu thuật.

+ Theo dõi phát hiện dấu hiệu cường hoặc suy giáp để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 BS.CK Lâm Huyền Trang
Chuyên khoa Nội tiết,Y - Nha khoa Vạn Phước

Chuyên mục do Y - Nha khoa Vạn Phước
(số 307F Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tài trợ.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc có thể gửi email, thư tín về chuyên mục theo địa chỉ: vanphuocclinic@gmail.com, bacsicuaban.tn@gmail.com hoặc Y - Nha khoa Vạn Phước để được giải đáp và tư vấn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.