Bên cạnh đó, “liều lượng caesium cực cao và các chất khác đã được tìm thấy trong nước. Nhiều khả năng các thanh nhiên liệu tại đây đã bị hủy hoại”, BBC dẫn thông tin từ TEPCO cho hay. Giới hữu trách lập tức sơ tán công nhân khỏi khu vực lò số 2.
|
Ngoài ra, tại Iitatemura, cách Nhà máy Fukushima số 1 khoảng 40 km về hướng tây bắc, phóng xạ có lúc lên đến 4.000 microsievert/giờ, vượt mức cho phép là 1.500 microsievert/năm. Trong khi đó, Tân Hoa xã đưa tin chất phóng xạ iodine đã được tìm thấy tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Tuy nhiên, hàm lượng chất này cực nhỏ nên không gây hại gì cho sức khỏe của người dân địa phương. Các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện lượng thấp phóng xạ tại Las Vegas sau các bang California, Colorado, Hawaii và Washington, theo tờ Los Angeles Times.
Cùng ngày, Bloomberg dẫn thông báo từ Bộ Y tế Nhật cho hay đến ngày 26.3, khoảng 99 sản phẩm, trong đó có sữa và rau củ, đã bị phát hiện nhiễm xạ tại Tokyo và 5 tỉnh xung quanh thủ đô.
Cá biển vẫn an toàn
Mức nhiễm xạ này không đe dọa tức thời người dân ở khu vực gần đó. Nước bị nhiễm |
||
Phát ngôn viên NISA Hidehiko Nishiyama |
||
Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân (NISA) của Nhật tuyên bố nước biển nhiễm lượng phóng xạ như trên không gây nguy hiểm ngay lập tức đối với sức khỏe con người và ít ảnh hưởng tới sinh vật biển. “Mức nhiễm xạ này không đe dọa tức thời người dân ở khu vực gần đó. Nước bị nhiễm sẽ khuếch tán trong biển và loãng đi”, tờ Yomiuri Shimbun dẫn lời phát ngôn viên NISA Hidehiko Nishiyama cho hay. Ông Nishiyama giải thích do iodine-131 có chu kỳ bán rã ngắn nên trước lúc con người ăn phải hải sản nhiễm xạ thì hàm lượng phóng xạ có thể đã giảm rất đáng kể.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cũng đã thực hiện một cuộc nghiên cứu phóng xạ trong nước biển cách Nhà máy Fukushima số 1 khoảng 30 km. Kết quả cho thấy không có sự thay đổi lớn về lượng phóng xạ trong khu vực, theo Yomiuri Shimbun. Một quan chức của bộ này cho hay mức phóng xạ trong nước biển tại khu vực nói trên vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tờ báo cũng dẫn lời cựu trưởng phòng thí nghiệm của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản là Atsushi Kasai cho rằng mức phóng xạ trong nước biển nói trên không ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Ông Kasai nhấn mạnh: “Không nên lo ngại về nguy hiểm đối với sức khỏe dù ăn phải cá phơi nhiễm phóng xạ trong thời gian ngắn. Cần có biện pháp ngăn chặn tin đồn vô căn cứ gây hại cho ngành đánh bắt hải sản”.
Còn tờ Bangkok Post dẫn lời phát ngôn viên Yasuo Sasaki của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản cho hay phóng xạ sẽ khuếch tán trong nước biển và không thể gây nguy hiểm cho sức khỏe từ việc ăn cá. Hơn nữa, Chính phủ Nhật đã ra lệnh tạm ngưng đánh bắt tại các tỉnh Fukushima, Miyagi và Iwate nên cá nhiễm xạ khó ra thị trường.
Tuy mức phóng xạ trong nước biển chưa thật sự đe dọa các loài thủy hải sản và con người nhưng vẫn phải gấp rút kiểm tra, giám sát chặt chẽ và ngăn chặn phóng xạ lan ra biển. Tờ Mainichi Shimbun dẫn lời giáo sư Kenya Mizuguchi tại Đại học Công nghệ và khoa học hàng hải Tokyo nói rằng mức phóng xạ iodine-131 trong nước biển cao gấp 1.250 lần giới hạn cho phép là rất đáng lo ngại. “Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra nước biển ở khu vực rộng hơn”, ông nói.
Cần khuyến cáo ngư dân đánh bắt xa bờ
Trao đổi với Thanh Niên, TS Trần Đại Phúc, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cho biết: “Hàm lượng phóng xạ I-131 và Cs-137 khi bay xuống nước sẽ phát tán và pha loãng trong môi trường nước. Đối với I-131, chu kỳ bán rã chỉ tối đa 8 ngày, khi đã bị pha loãng trong nước biển sẽ ít nguy hại. Nguy hiểm nhất là Cs-137, hoạt độ phóng xạ 30 năm mới giảm đi một nửa. Theo chuỗi dây chuyền thức ăn: Cs-137 khi bám vào rong, rêu dưới biển, cá ăn vào, người lại ăn cá sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, chất phóng xạ sẽ đọng lại ở bắp thịt con người, gây ra các triệu chứng ung thư mà nhiều năm sau mới biết đến tác hại của nó”.
Theo ông, khả năng cá nhiễm xạ từ Nhật Bản bơi đến biển VN xác suất rất thấp. Đối với hải sản của Nhật sang VN càng không đáng lo bởi hàng hóa của Nhật trước khi sang VN đều đã qua một quy trình kiểm xạ hết sức chặt chẽ. Lo ngại nhất hiện nay là việc đánh bắt cá xa bờ của các ngư dân VN hầu như không phải chịu các quy định khắt khe về kiểm xạ. Thông thường, sau khi đánh bắt, ngư dân sẽ bán lại cho các thương lái ngay tại bờ nên việc này rất khó kiểm soát. “Tôi cho rằng, các cơ quan chức năng cần đưa ra khuyến cáo, ngư dân nước mình đi đánh bắt hải sản không nên đến vùng biển có khả năng bị ảnh hưởng của phóng xạ. Nếu có tàu, thuyền đã đi đánh bắt ở các khu vực gần Nhật Bản cũng đề nghị Bộ Y tế kiểm tra, đo lường phóng xạ”, TS Phúc nói. Quang Duẩn |
Phóng xạ trong nước khó lan đến VN Trước những lo ngại chất phóng xạ trong nước có thể đến VN, TS Đặng Thanh Lương, Phó cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH-CN) cho rằng, khả năng này rất khó xảy ra. Việc chất phóng xạ trong nước có sang đến VN hay không còn tùy thuộc vào dòng chảy. Ở những vùng biển có nguy cơ nhiễm xạ, phía Nhật Bản và các cơ quan, tổ chức quốc tế sẽ khoanh vùng, có các quy định chung khuyến cáo về cấm đánh bắt hải sản ở khu vực này. T.Hằng |
Văn Khoa - Thụy Miên
Bình luận (0)