Từ sáng sớm ngày 8/2 (tức ngày 23 Âm Lịch), nhiều người dân Sài Gòn đã làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về Trời. Song song đó, nghi thức phóng sinh chim, cá cũng được thực hiện khắp các bờ sông.
Tuy nhiên, cứ một người thả lại có một kẻ bắt. Do lượng cá phóng sinh vào ngày này rất lớn, nên nhiều người đã tranh thủ mang lưới, vợt, xuồng, ghe, thậm chí dùng cả bình điện để bắt mọi chú cá lớn nhỏ vừa được thả xuống.
Có nhiều nơi, những người “hành nghề” này còn thản nhiên chờ cạnh những người thả cá để dễ bắt hơn, tạo nên một cảnh tượng bi hài trong ngày đưa ông Công ông Táo về Trời.
|
Nhiều người đàn ông kiên nhẫn chờ từ sáng sớm để bắt những con cá lớn được thả bên bờ sông Sài Gòn.
|
|
Mỗi người một cây vợt, quyết… không cho ông Công, ông Táo về Trời.
|
|
Nhiều người còn dùng cả xuồng, ghe để bắt được nhiều hơn. Anh M.H, một người đi bắt cá từ sáng sớm hôm nay cho biết: “23 năm nào tôi cũng đi. Nhà có sẵn xuồng nên tranh thủ kiếm mớ cá về ăn chứ có gì đâu”.
|
|
Thậm chí, nhiều người còn dùng cả bình điện để chích cá, lươn được phóng sinh. Những người này cho biết, trong một buổi sáng vớt được vài chục kí cá là chuyện bình thường.
|
Một chú cá xấu số vừa được tự do đã lập tức vào lưới. Những người đi bắt cá phóng sinh cho biết, số cá lớn sẽ để lại ăn hoặc bán chợ, số nhỏ sẽ đem bán lại ngay cho các vựa chuyên bán chim, cá phóng sinh.
|
|
Một người phụ nữ đậu xuồng chờ “hành nghề” gần khu vực chùa Diệu Giác (Q.Bình Thạnh), nơi tập trung rất đông người dân đến cúng tiễn ông Công, ông Táo và phóng sinh cá xuống sông.
|
Chiếc xuồng chở người dân ra giữa dòng để phóng sinh cá đi đến đâu, liền sau đó sẽ có một chiếc xuồng khác kè đến canh bắt ngay. Nhiều người phải lắc đầu ngán ngẩm trước hành động này.
|
Nhiều người dân thành tâm hành lễ bên những chậu cá chuẩn bị phóng sinh, để rồi sau đó bất lực nhìn chúng bị bắt đi.
|
Bình luận (0)