Dù ghi nhận có tình trạng cá tự nhiên chết “hàng loạt” nhưng ngành chức năng tỉnh Thừa - Thiên Huế không cung cấp được mẫu cá chết; kết quả quan trắc môi trường nước…
Đoàn công tác T.Ư do Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản chủ trì làm việc với ngành nông nghiệp, tài nguyên và môi trường ở Thừa Thiên - Huế để tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt - Ảnh: Đình Toàn |
Sáng 22.4, tại TP.Huế, đoàn công tác của Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT) đã có buổi làm việc với ngành nông nghiệp, tài nguyên môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế về tình hình cá chết bất thường tại địa phương này.
Cùng với Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, tham gia đoàn công tác còn có đại diện Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an)…
Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, tại tỉnh này xảy ra tình trạng cá biển lẫn cá tự nhiên chết hàng loạt kể từ ngày 15.4. Hiện chưa rõ nguyên nhân cá chết nhưng theo ông Bình, rất có thể cá tự nhiên chết xuất hiện ở Thừa Thiên - Huế do “từ nơi khác tới”, và “dưới tác động bởi tác nhân nào đó” từ môi trường biển.
Cá đặc sản 'lờ đờ', chết trắng bờ biển lan đến Quảng Trị
Sau Hà Tĩnh, Quảng Bình và TT-Huế, đến ngày hôm nay (19.4), đến lượt Quảng Trị cũng ghi nhận hàng loạt cá thể cá chết, trôi dạt vào bờ biển. Cá chết nhiều đến nỗi, rất nhiều ngư dân ra bờ biển vớt cá và tỏ ra rất hoang mang...
Một báo cáo do cơ quan chức năng tỉnh này gửi cho đoàn công tác có nội dung: Kiểm tra thực tế có 11 hộ nuôi cá lồng thiệt hại với số lượng chỉ gần 6.000 con (chủ yếu cá bớp, cá vẩu). Trong khi đó, theo thống kê của lãnh đạo TT.Lăng Cô (H.Phú Lộc), chỉ tính riêng địa phương này, đã có gần 100 hộ dân nuôi cá bị thiệt hại, với số lượng cá chết ước 4 - 5 tấn, thiệt hại tiền tỉ.
Báo cáo của sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ yếu tìm nguyên nhân cá chết dựa trên đối tượng nghiên cứu là cá nuôi lồng tại sông Lăng Cô và đầm Lăng Cô (H.Phú Lộc). Tuy nhiên, đối tượng cá tự nhiên chết thì không được đề cập.
Dù ghi nhận có tình trạng cá tự nhiên chết “hàng loạt” nhưng khi đoàn công tác yêu cầu ước chừng con số; cung cấp mẫu cá lấy tại thời điểm ban đầu xuất hiện cá chết; kết quả quan trắc môi trường nước tại thời điểm trước và khi cá vừa chết…, ngành nông nghiệp lẫn tài nguyên, môi trường tỉnh không thể cung cấp.
Vụ cá chết hàng loạt: Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng
Ngày 21.4, ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), xác nhận ngư dân Hà Tĩnh trình báo đã phát hiện một đường ống nghi là hệ thống xả thải từ dự án Formosa “cắm” xuống đáy biển Vũng Áng.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp, bà Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ phó phụ trách Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, Trưởng đoàn công tác cho hay, hiện chưa có kết luận nguyên nhân cụ thể về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại các tỉnh bắc miền Trung. Các đoàn công tác của T.Ư đã và đang lấy mẫu kiểm nghiệm cũng như kiểm tra thực địa; ghi nhận ý kiến của các địa phương liên quan để sớm tìm ra câu trả lời.
Ông Trần Quang Thư, Phó giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường biển (Viện nghiên cứu hải sản, Bộ NN-PTNT) cho biết thêm việc lấy mẫu sẽ giúp cơ quan chức trách sớm kết luận nguyên nhân cá chết hàng loạt trong những ngày qua.
Bình luận (0)