Hệ quả là diện tích trồng điều VN ngày càng bị thu hẹp, đe dọa sự tồn tại của ngành điều và ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến đã có đủ điều kiện về công nghệ, nên phải đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng để mở rộng thị trường nội địa. Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, trước mắt sẽ thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp chế biến sâu, hỗ trợ lẫn nhau về việc quảng bá, bán hàng, mở rộng kênh tiêu thụ trong nước.
Tương tự, tại diễn đàn “Phát triển bền vững cà phê VN” tổ chức cùng ngày, Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN (Vicofa) cũng cảnh báo bắt đầu từ năm 2015, VN sẽ chính thức mở cửa cho các nước cộng đồng chung ASEAN, các quốc gia trong khu vực đầu tư vào thị trường cà phê chế biến. Ngoài ra, còn có nhiều hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán như TTP, FTA...
Đây là những thách thức của các doanh nghiệp chế biến cà phê của VN khi phải cạnh tranh ngay trên sân nhà với các đối thủ mạnh khác. Vicofa kiến nghị nhà nước cần hỗ trợ lãi suất vốn vay thấp và thời gian cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp chế biến cà phê, tiếp tục hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu và các chương trình quảng bá cà phê nhằm nâng cao hơn nữa tiêu thụ trong nước.
Đại diện Tập đoàn cà phê Trung Nguyên kiến nghị: “Ban điều phối ngành hàng cà phê và Vicofa cần học hỏi các bài học của các quốc gia cà phê Brazil, Colombia về việc xây dựng những chính sách kích thích thị trường tiêu thụ cà phê nội địa, như khuyến khích tiêu dùng cà phê thay cho những sản phẩm thức uống khác; tổ chức ngày cà phê VN...”.
Quang Thuần
>> Việt Nam thành "công trường gia công" hạt điều
>> Kiểm soát chặt chất lượng hạt điều xuất khẩu
>> Hạt điều nhập khẩu ách tắc ở cảng
>> Xuất khẩu hạt điều tăng cao
Bình luận (0)